MỞ ĐẦU
Thư viện với chức năng là trung tâm khai
thác, bổ sung, quản lý và phát triển nguồn lực thông tin; Tổ chức, quản lý và
phát triển các dịch vụ thông tin - tư liệu trong Thư viện; Quản lý, vận hành
trang thiết bị và hệ thống thông tin số của Thư viện; Nghiên cứu, ứng dụng các
công nghệ và các chuẩn nghiệp vụ tiên tiến vào hoạt động thư viện nhằm phục vụ công
tác đào tạo, học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của các
trường đại học. Vì vậy, chất lượng của công tác học tập, nghiên cứu và giảng
dạy của các trường đại học một phần phụ thuộc vào khả năng cung cấp thông tin
của thư viện. Điều này chứng tỏ thư viện đóng vai trò quan trọng không thể
thiếu trong động đào tạo của các trường đại học nói chung và trường đại học
Ngân hàng Tp. HCM nói riêng.
Trong giai đoạn sự nghiệp giáo dục
Việt Nam
đang tiến hành nâng cao chất lượng đào tạo và điều đầu tiên là thực hiện đổi
mới phương thức đào tạo từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. Với
phương thức đào tạo theo tín chỉ thì sinh viên phải tự tìm tòi nghiên cứu mới
có thể hoàn thành tốt chương trình học của mình. Để đáp ứng yêu cầu đó thư viện
phải xây dựng một nguồn lực thông tin đủ mạnh để phục vụ tốt cho hoạt động dạy
và học của nhà trường.
Với cấu trúc của bài tiểu luận này
tôi muốn tìm hiểu những ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại cũng như những mâu
thuẫn trong hoạt động thực tiễn tại Trung tâm Thông tin – Thư viện trường đại
học Ngân hàng Tp.HCM (sau đây gọi tắt là Thư viện) để đưa ra những giải pháp cụ
thể và phù hợp nhằm nâng cao hoạt động của thư viện ngày càng hiệu quả hơn, góp
phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM.
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ NGUỒN LỰC CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
Thư viện được cấu thành bởi bốn yếu
tố: CSVC, cán bộ thư viện, Nguồn lực thông tin và người dùng tin. Bốn yếu tố
trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu thiếu một trong các yếu tố trên thì
không thể hình thành một thư viện. Thư viện trường Đại học Ngân hàng cũng đảm bảo
đầy đủ các yếu tố đó
1. Về cơ sở vật chất
Trung tâm Thông tin – Thư viện có hai
cơ sở
+ Lầu 4 - Số 36 - Tôn Thất Đạm – P.
Nguyễn Thái Bình – Q.1 – Tp.HCM
Diện tích 450m2; Số lượng
chỗ ngồi: 150
+ Số 56 – Hoàng Diệu II – P. Linh Chiểu – Q. Thủ Đức – Tp.HCM
Diện tích là 1,000 m2; Số
lượng chỗ ngồi: 400
Trang thiết bị dùng trong hoạt động
gồm: Máy tính 142 máy; Máy Scan: 2 cái; Máy in: 4 cái; Kệ (giá) sách: 230 cái; Đầu
đọc mã vạch: 6 cái; Máy photocopy: 1cái
Thư
viện đang sử dụng phần mềm thư viện và cổng thông tin điện tử PSC zLIS6.0 do Công ty Phần Mềm & Tư Vấn Kim Tự Tháp (PSC) cung
cấp để xử lý, lưu trữ CSDL, xây dựng mục lục trực tuyến (OPAC) để phục vụ người
dùng tin. Thông qua cổng thông tin này thư viện có thể phục vụ lưu hành cho cả
hai thư viện Sài Gòn và Thủ Đức. Đồng thời thư viện cũng đã liên kết được một
số trang web có nội dung hấp dẫn và bổ ích nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của người
dùng tin. Bên cạnh đó, thông qua cổng thông tin điện tử thư viện tiến hành hợp
tác với các trung tâm thông tin để mua một số nguồn tài nguyên điện tử phục vụ
online.
Về kinh phí bổ sung tài liệu: Kinh
phí chủ yếu do nhà trường cung cấp hằng năm khoảng 700 triệu đồng. Bên cạnh đó,
thư viện còn nhận được sự tài trợ của một số ngân hàng thương mại và các tổ chức
tài chính khác.
2. Về nhân sự
Thư viện có 14 nhân sự trong đó có: 1
thạc sỹ, 9 cử nhân (5 người là cử nhân thư viện), 2 trung cấp (1 thư viện và 1 CNTT),
2 lao động phổ thông
Cơ cấu tổ chức: Giám đốc chịu trách
nhiệm quản lý chung toàn bộ hoạt động của thư viện, và các Tổ trưởng phụ trách
về từng bộ phận chuyên môn (bao gồm các bộ phận sau: bổ sung, biên mục, CNTT và
lưu hành).
3. Về nguồn lực thông tin
Sách: Cả hai thư viện có khoảng
6.780 nhan
đề sách với 46.500 bản, bao gồm các tài liệu chuyên ngành kinh tế, tài chính,
tín dụng, ngân hàng, các tài liệu tham khảo, tài liệu tra cứu, tài liệu giải
trí …. Bên cạnh đó còn sách của các ngành khác, trong đó gồm có cả sách tiếng
Việt và sách ngoại văn (Anh, Hoa, Nhật …).
Ngoài số sách thư viện tự bổ sung còn
có sách tặng của Quỹ Châu Á, các Ngân hàng và một số cá nhân, và nguồn trao đổi
với một số thư viện khác.
Báo, tạp chí: Báo,
tạp chí: Gần 80 nhan đề tạp chí trong và ngoài nước,
nội dung chủ yếu là các chuyên ngành Kinh tế - Tài chính - Tín dụng - Ngân hàng
và 40 nhan đề báo báo hằng ngày
Luận văn, luận án, công trình nghiên cứu khoa học: Khoảng 70 nhan đề tài liệu
dưới dạng bản in không kể khóa luận tốt nghiệp. Công trình nghiên cứu khoa học:
40 công trình nghiên cứu có nội dung chủ yếu về tài chính, tiền tệ ngân hàng.
Bao gồm luận văn, luận án và công
trình nghiên cứu được bảo vệ tại trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh và
một số luận văn, luận án, công trình nghiên cứu của một số cán bộ, giảng viên,
sinh viên công tác tại các ngân hàng và đơn vị khác tặng. Bên cạnh đó thư viện
tiến hành bổ sung được một số công trình nghiên cứu của một số trường Đại học ở
nước ngoài. Nội dung chủ yếu là tài liệu chuyên ngành Kinh tế, Tài chính – Ngân
hàng, và cũng có một số tài liệu chuyên ngành khác như : văn hóa, giáo dục,
pháp luật….
Tài nguyên điện tử: Khoảng 2000 đĩa
CD – ROM, Cơ sở dữ liệu điện tử truy cập online và
một số dữ liệu chỉ phục vụ offline tại thư viện. Các cơ sở dữ liệu này
do thư viện tự số hóa và trao đổi với các thư viện cùng chuyên ngành và 2 cơ sở
dữ liệu Willson và ProQuets khai thác trực tiếp.
Nội dung tài nguyên điện
tử :
Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam.
Bộ sưu tập tiền Việt Nam qua các thời kỳ.
Tin học ứng dụng trong kinh tế và các phần mềm ứng dụng khác
Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về tài chính
ngân hàng.
Các CD đính kèm với nội dung phong phú
4. Người dùng tin
Trung tâm Thông tin – Thư viện trường
Đại học Ngân hàng là một thư viện chuyên ngành về lĩnh vực Kinh tế - Tài chính
– Ngân hàng, được thành lập nhằm phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và
học tập của trường. Vì vậy đối tượng người dùng tin chủ yếu là CB – CNV, Giảng
viên và học viên của trường; Bên cạnh đó thư viện còn mở rộng phục vụ đối tượng
là cán bộ ngành Ngân hàng.
PHẦN II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
Được sự quan tâm từ trường Đại học
Ngân hàng Tp. HCM, thư viện không ngừng được đầu tư CSVC, kỹ thuật công nghệ
hiện đại, kinh phí bổ sung nhằm phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và
học tập của giảng viên, CNV, học viên, sinh viên, góp phần vào việc nâng cao
chất lượng đào tạo của trường.
Với số lượng giảng viên, CNV, học
viên và sinh viên toàn trường là hơn 15,000 người, cũng như có một số lượng
không nhỏ các cán bộ ngân hàng trên địa bàn TP. HCM nằm trong đối tượng phục vụ
của thư viện, như vậy có thể khẳng định người dùng tin tiềm năng của thư viện
là một con số không hề nhỏ. Cơ sở vật chất của thư viện tương đối rộng rãi,
khang trang và hiện đại; Trụ sở phục vụ đặt tại hai địa điểm đào tạo của trường
nên rất thuận tiện cho người dùng tin. Số lượng cán bộ thư viện mặc dù không
nhiều song vẫn đảm bảo khả năng phục vụ người dùng tin tương đối tốt. Thời gian
mở cửa phục vụ hợp lý từ 7 giờ 30 đến 8 giờ tối (thứ 2 đến thứ 6) và ngày thứ 7
hằng tuần. Nguồn lực thông tin có nội dung đa dạng và phong phú, trong đó nguồn
lực thông tin về lĩnh vực tài chính ngân hàng chiếm 70% thành phần nguồn lực
thông tin của cả thư viện, điều này tương đối phù hợp với chức năng nhiệm vụ
cũng như nhu cầu của người dùng tin tại thư viện trường đại học Ngân hàng Tp.
HCM.
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của
bộ phận lưu hành thì số người dùng tin thường xuyên khai thác và sử dụng thư
viện chỉ khoảng 1,000 người/1 năm; đồng thời loại hình tài liệu được sử dụng
nhiều nhất là các giáo trình. Với số liệu thống kê trên thì số người dùng tin cũng
như nội dung thông tin được khai thác sử dụng tại thư viện trong thời gian qua
là một con số rất nhỏ so với tổng số người dùng tin tiềm năng cũng như so với
nguồn lực thông tin của thư viện.
1. Những nhân tố tác
động bên ngoài
Hiện nay, trước sự bùng nổ của các
phương tiện truyền thông thông tin như tivi, báo điện tử, đặc biệt là internet…
Chưa kể đến các nguồn thông
tin đa phương tiện, các tài
liệu dưới dạng giấy vẫn hàng
ngày tăng theo cấp số nhân nên lượng thông tin trong xã hội ngày càng dễ dàng
tìm kiếm và khai thác sử dụng. Với sự phát triển mạnh mẽ của các kênh thông tin
thì người dùng tin có thể thỏa mãn được nhu cầu thông tin của mình mà không cần
tìm đến thư viện.
Bên cạnh đó, mặc dù đã thay đổi
phương thức đào tạo theo tín chỉ song chương trình đào tạo hiện nay còn mang
nặng hình thức. Đội ngũ giảng viên chưa thực sự thay đổi phương pháp giảng dạy để
phù hợp với phương thức đào tạo mới. Mặc dù bản chất đào tạo theo hệ thống tín
chỉ là sự thay đổi quan niệm về đào tạo và thay đổi về phương pháp dạy học.
Nhiệm vụ của người dạy không còn là truyền thụ kiến thức mà chuyển sang xây
dựng những kỹ năng cao cấp, như phân tích, tổng hợp, phán đoán, phản biện, ra
quyết định, giải quyết vấn đề… cho người học.
Phương thức đào tạo theo hệ thống tín
chỉ đòi hỏi sinh viên phải có kỹ năng tự học và tự nghiên cứu, song thói quen
học vẹt, và chỉ học theo giáo trình hoặc bài vở của thầy cô đã hình thành từ
khi còn học phổ thông đã khiến không ít sinh viên gặp nhiều khó khăn, hoặc cảm
thấy mất phương hướng do không còn sự kiểm soát chặt chẽ của người dạy như thời
học phổ thông nên dẫn tới hệ quả là việc tự học, tự nghiên cứu của người học
còn yếu. Sinh viên còn xa lạ với việc tự hoạch định nội dung học tập và quản lý
quá trình tự học của mình. Phòng đào tạo chưa có biện pháp kiểm soát để kiểm
tra, đánh giá việc tự học và tự nghiên cứu của người học nên sinh viên còn rất thụ
động trong vấn đề tự tìm tòi, nghiên cứu tài liệu nhằm phục vụ cho công việc tự
học để nâng cao trình độ nhận thức. Hầu hết sinh viên chỉ cần học thuộc bài
giảng của hoặc tham khảo các giáo trình, giáo án của các giảng viên là có thể
đạt được số điểm cần thiết để vượt qua học phần.
2. Những nhân tố tác động bên trong
Mặc dù được đầu tư cơ sở thuận tiện,
trang thiết bị hiện đại song do trụ sở được tận dụng lại, không phải là cơ sở
dành riêng cho thư viện ngay từ ban đầu nên thiết kế phòng đọc và kho chưa hợp
lý, không thuận tiện trong việc quản lý nguồn lực thông tin, đồng thời gây khó
khăn trong quá trình phục vụ người dùng tin. Không hình thành được các không
gian riêng như phòng tự học, phòng tự nghiên cứu, phòng thảo luận nhóm và các
phòng chức năng khác để tạo sự tiện ích cho người dùng tin khi tới khai thác sử
dụng nguồn lực thông tin tại thư viện.
Ngoài hai cơ sở đào tạo chính trường
còn có một chi nhánh đào tạo ngoài giờ hành chính các hệ không chính quy (thuê
địa điểm), tại cơ sở này không bố trí được thư viện hoặc phòng đọc để phục vụ
nên người dùng tin gặp khó khăn trong vấn đề khai thác và sử dụng nguồn lực
thông tin của thư viện.
Với số lượng 14 người thì so với quy
mô và tình hình hoạt động của hiện nay là chưa thể đảm bảo thực hiện tốt các
quy trình hoạt động của thư viện. Hơn nữa phần lớn cán bộ thư viện lại không có
trình độ nghiệp vụ về thư viện hoặc không được quan tâm đào tạo thêm về nghiệp
vụ. Số cán bộ thư viện có chuyên môn nghiệp vụ thư viện thì lại hạn chế về các
kỹ năng phục vụ thông tin trong các thư viện hiện đại như: kỹ năng tìm kiếm,
phân tích, đánh giá và liên kết nguồn tài nguyên cũng như các kỹ năng về xử lý
thông tin, kỹ năng hướng dẫn và phục vụ người dùng tin; Bên cạnh đó, cán bộ thư
viện còn yếu về kỹ năng giao tiếp với các nhóm người
dùng tin đa dạng để tư vấn, hướng dẫn người dùng tin khai thác thông tin
hiệu quả.
Khả năng sử dụng công nghệ thông tin
hiện đại, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế nên không thể tìm kiếm, khai thác và
hỗ trợ người dùng tin trong quá trình tìm kiếm thông tin phục vụ cho việc học
tập và nghiên cứu của họ. Đặc biệt, một số cán bộ thư viện chưa có ý thức
thường xuyên tự cập nhật thông tin, tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ.
Trong công tác phát triển nguồn lực
thông tin, ngoài việc quan tâm bổ sung những nguồn lực thông tin theo chương
trình đào tạo của trường thì thư viện chưa thực sự quan tâm thu thập đầy đủ,
kiểm soát và khai thác tốt nguồn thông tin đặc biệt được hình thành trong quá
trình đào tạo và nghiên cứu khoa học, đó là các công trình nghiên cứu khoa học,
luận án, luận văn, sách giáo trình, tập bài giảng, tài liệu hội nghị, hội thảo
để phục vụ cho nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa của trường. Thư viện chưa hình thành được CSDL giáo trình, tập bài giảng hoặc
CSDL các môn học để phục vụ hiệu quả hơn cho hoạt động đào tạo của nhà trường .
Ngoài sản phẩm thông tin là hệ thống mục
lục (OPAC) thì thư viện chưa tạo ra được
những sản phẩm thông tin như: cơ sở dữ liệu, ấn phẩm tóm tắt, tổng quan
… để giúp người dùng tin tìm và chọn lọc thông tin một cách dễ dàng, thuật tiện,
nhanh chóng phù hợp với nhu cầu của mình và trong
thời đại bùng nổ thông tin hiện nay.
Các dịch vụ thông tin còn nghèo nàn,
chủ yếu là các dịch vụ truyền thống như dịch vụ mượn trả tài liệu, cung cấp các
bài tạp chí chuyên ngành về tài chính ngân hàng và các dữ liệu luận văn, luận
án đã số hóa cũng như một số dịch vụ đơn giản khác như dịch vụ đa phương tiện,
in ấn, photocopy, scan chuyển dạng tài liệu và xuất đĩa CD. Thư viện chưa tạo
ra được các dịch vụ thông tin hữu ích như dịch vụ hỏi đáp; dịch vụ tìm tin, phổ
biến thông tin có chọn lọc hoặc theo chuyên đề; dịch vụ tư vấn thông tin
nhằm giúp người dùng tin thoả mãn những yêu cầu của mình một cách nhanh nhất mà
vẫn đảm bảo về chất lượng cũng như tính xác thực của nguồn tin; dịch vụ tham khảo đây là loại hình dịch vụ
thông tin mang tính tổng hợp, bao gồm sự kết hợp nhiều loại dịch vụ khác nhau
như: tham khảo giao tiếp trực tuyến (Chat reference, điện thoại (Phone), trực tiếp ở thư viện (On site); dịch vụ trao đổi thông tin như hội
thảo, hội nghị (workshop, conference); triển lãm, hội chợ (Fair, exhibition);
các dịch vụ trao đổi thông tin trên mạng như truyền tệp, thư điện tử (Email), hội thảo trực tuyến (E-Conference),
điễn đàn điện tử…
Hiện nay trường đã áp dụng hình thức học theo tín chỉ, với
hình thức đào tạo này thì sinh viên phải tự nghiên cứu và tự học nhiều hơn. Do
vậy, môi trường tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên ngoài giờ học trên giảng
đường không nơi nào tốt hơn thư viện. Với nguồn lực thông tin phong phú, đa dạng; không
gian học tập chưa thực sự tiện ích song cũng tương đối yên tĩnh, thoáng đãng nên
thư viện cũng có thể xem là nơi học tập, nghiên cứu lý tưởng của giảng viên, sinh
viên; thư viện còn là nơi rèn luyện kỹ năng tự học của sinh viên,
biết khai thác hiệu quả thông tin bằng cách đọc sách, sử dụng tài liệu tham
khảo… để tự học, tự nghiên cứu. Tuy vậy, thời gian qua số lượng người dùng tin
đến thư viện tìm kiếm, khai thác thông tin để phục vụ học tập nghiên cứu rất
ít. Lý do họ thường thờ ơ với thư viện bởi lẽ:
. + Giảng viên tham gia giảng dạy
nhiều nên chưa dành thời gian để nghiên cứu khoa học, cập nhật kiến thức, đổi
mới phương pháp giảng dạy để bài giảng trên lớp được sâu hơn, lôi cuốn hơn.
+ Sinh viên
thường tìm kiếm những thông tin, tài liệu do giảng viên giới thiệu trên lớp (thường
là các giáo trình của chính giảng viên đó) chứ chưa hình thành thói quen tự tham
khảo thêm tài liệu có cùng chủ đề. Phần lớn sinh viên chưa chủ động tiếp cận tri thức để phát
huy tiềm năng sáng tạo, sự ham thích học hỏi cũng như không thích nghiên cứu
khoa học.
+ Thế giới mạng ngày càng phát triển
đang là công cụ phục vụ hữu ích cho việc tìm kiếm thông tin trên mạng. Điều này
cũng vô tình trở thành công cụ để sinh viên đối phó với việc học và bài tập
được giao với tâm lý chung là: “Ở nhà có nối mạng nên muốn gì thì cũng có thể
tìm được”.
+ Thư viện của trường chỉ là nơi học
tập, nghiên cứu, trao đổi, tìm thông tin chứ phục vụ cho mục đích giải trí còn
hạn chế nên cũng chưa thu hút người dùng tin.
+ Trình độ tiếng Anh (hoặc ngoại ngữ
khác) của người dùng tin còn yếu nên không thể tham khảo được các tài liệu nước
ngoài.
NHẬN XÉT
Mặc dù trải qua nhiều khó khăn và thử
thách nhưng thư viện cũng đã đáp ứng tương đối tốt nhu cầu đọc sách báo, nghiên cứu và
giải trí ngày càng cao của giảng viên, sinh viên trường đại học Ngân hàng Tp.
HCM. Đồng thời góp phần vào việc phát triển văn
hóa đọc, cũng như đóng góp đáng kể vào thành quả đào tạo của trường đại học
Ngân hàng Tp. HCM nói riêng và sự nghiệp đào tạo của Việt Nam nói chung.
Để khẳng
định được vị trí quan trọng của mình, thư viện đã có những nỗ lực để đáp ứng
tối đa nhu cầu thông tin của người dùng tin.
Những
thuận lợi
Trong thời gian qua, được sự quan tâm đầu tư trực tiếp từ
trường đại học Ngân hàng Tp. HCM thư viện được đầu tư các trang thiết bị, cơ sở vật chất công
nghệ hiện đại, kinh phí bổ sung nguồn lực thông tin nhằm nâng cao chất
lượng phục vụ người dùng tin.
Lãnh đạo đơn vị luôn quan tâm đến vấn đề tuyển dụng nhân
sự theo đúng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực thư viện và có chính sách bồi
dưỡng thêm về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học nhằm nâng cao trình
độ cho cán bộ thư viện. Đến nay, thư viện đã có được một đội ngũ cán bộ có
trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng đảm bảo cho thư viện phát triển theo
hướng hiện đại.
Hiện
nay, thư viện đang sử dụng phần mềm quản trị thư viện PSC zLIS của công ty PSC
để xử lý, lưu trữ và quản trị toàn bộ CSDL và phục vụ mượn trả tài liệu cũng
như tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu tìm tin trên máy, điều này đã tạo
sự thống nhất trong quy trình hoạt động của thư viện, tiết kiệm thời gian công
sức cho người cán bộ và giúp cho người dùng tin thuận tiên trong quá trình tìm
kiếm và khai thác thông tin.
Những
hạn chế
Bên cạnh những thuận lợi nói trên thì thư viện còn có những hạn chế sau:
Mặc dù được đầu tư các trang thiết bị, cơ sở vật chất công nghệ hiện đại, song trụ sở hoạt động của thư viện vẫn còn tạm
bợ và chưa đảm bảo tốt không gian học tập, nghiên cứu cho người dùng tin.
Kinh phí bổ sung nguồn lực thông tin tương đối ổn định nhưng việc bổ sung nguồn lực thông tin chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm và sự cảm tính của cán bộ bổ sung chứ chưa xây dựng được chính sách
bổ sung hợp lý cũng như chưa có sự khảo sát mức độ phù hợp nhu cầu của nguồn
lực thông tin được bổ sung vào thư viện.
Đội ngũ cán bộ của thư viện mặc dù là những người có trình độ chuyên môn tốt
nhưng số lượng cán bộ có trình độ ngoại ngữ thành thạo và sử dụng tốt công nghệ
thông tin là rất ít. Bên cạnh đó, kiến thức về lĩnh vực tài chính ngân hàng còn
hạn chế nên rất khó khăn trong việc tư vấn cho người dùng tin sử dụng tài liệu
phù hợp; Có một số cán bộ có kiến thức tốt về tài chính ngân hàng (tốt nghiệp
đại học Ngân hàng) thì lại không có kỹ năng tư vấn thông tin cho người dùng
tin. Hầu hết cán bộ thư viện đang còn rất thụ động trong các quy trình hoạt
động của thư viện, đặc biệt là đội ngũ làm công tác phục vụ người dùng tin chưa
phát huy hết vai trò của mình trong việc tư vấn hướng dẫn người dùng tin khai
thác thông tin hiệu quả.
Tuy số lượng người dùng tin tiềm năng của thư viện là khá lớn song số người
dùng tin vào sử dụng thư viện không nhiều và nguồn lực thông tin của thư viện
chưa thực sự khai thác hiệu quả. Hầu hết tài liệu được sử dụng nhiều nhất là
các giáo trình và một số tài liệu tham khảo khác mà được giảng viên giới thiệu
để tham khảo thêm.
Đầu năm thư viện buổi hướng dẫn sử dụng thư
viện cho tân sinh viên. Còn sau đó, việc sinh viên có lên thư viện hay không
lại tùy thuộc vào ý thức của mỗi sinh viên trong quá trình học tập của mình.
PHẦN III
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét