THƯ VIỆN HUYỆN CỦ CHI

THƯ VIỆN HUYỆN CỦ CHI
Thí sinh tham gia hội thi "giới thiệu sách năm 2011"
Powered By Blogger

26/4/11

Giới thiệu sách "ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO"

Tháng 4 năm 2007, giáo sư, nhà sử học người mỹ Larry Berman ra mắt độc giả cuốn sách viết về nhà tình báo Việt Nam Phạm Xuân Ẩn với tựa đề

do nhà xuất bản Thông Tấn xuất bản vào năm 2007, khổ sách 24cm, gồm 481 trang có hình ảnh minh họa. Cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu của tác giả suốt 5 năm, trong đó khắc họa chân dung Phạm Xuân Ẩn một nhà tình báo nổi tiếng của chúng ta.
Mỗi người có một mục tiêu sống, một đường đi cho mình. Trong suốt cuộc đời của họ, họ phải gặp nhiều người tiếp xúc với nhiều người bạn. Trong mối quan hệ với bạn bè, thì sự chân thành, lòng nhiệt tâm giúp đỡ bạn mỗi khi cần là điều quan trọng nhất.
Ông là người Việt Nam, như một chân lý, cũng như bao người Việt Nam, đều phải có nghĩa vụ với đất nước khi bị chiến tranh, còn đối với những người bạn ông đã sống hết lòng.
Vào tháng 9/2007, có một sự kiện khá lớn trong ngành xuất bản nước nhà là cuốn sách Điệp viên hoàn hảo của Larry Berman (giáo sư sử học của Mỹ) được biên dịch và xuất bản tại Việt Nam. Sách dựng lại chân dung cuộc đời hoạt động gián điệp bí ẩn nhưng cũng đầy thành công của ông Phạm Xuân Ẩn.
Đi ngược lại thời gian một chút, tháng 9/2006, ông Phạm Xuân Ẩn đã trút hơi thở cuối cùng trong sự thương tiếc của gia đình, bè bạn, và những người yêu mến ông. Ông thọ 79 tuổi, cái tuổi “xưa nay hiếm”. Ông vẫn thường đùa với bạn bè "tôi đã sống quá lâu trên đời này rồi, đủ rồi", và ra đi với tâm trạng thanh thản.
Khoảng năm 2005, một tờ báo trong nước có đăng loạt bài về Phạm Xuân Ẩn, người huấn luyện chó cảnh nổi tiếng nhất tại Sài Gòn. Bạn đọc biết thêm không chỉ ông là một nhà tình báo lỗi lạc, mà cũng là một người biết chơi, biết thưởng thức những thú vui tao nhã.
Vào năm 1990, ông được phong hàm Thiếu tướng, Anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Với cuốn Điệp viên hoàn hảo trong tay, độc giả có thêm những thông tin đầy đủ chi tiết một cách khá toàn diện về ông: cuộc đời, sự nghiệp, gia đình, tình yêu tình bạn…
Qua cuốn sách, ấn tượng nổi bật của về Phạm Xuân Ẩn là: ông không chỉ là một nhà tình báo lỗi lạc mà Việt Nam đã sản sinh, mà còn là một nhà báo lớn, nhà văn hóa, một nhân cách có tầm cỡ.
Ông đã lập nhiều chiến công to lớn, giúp cho quân đội cách mạng thu thập những thông tin chiến lược của Mỹ và Việt Nam cộng hòa để từ đó có những cách thức đối phó thích hợp. Thực tế ông đã góp một phần lớn trong nhiều chiến công như trận Ấp Bắc, Lam Sơn... của quân đội nhân dân Việt Nam.
Ông còn là một nhà báo giỏi, là người có mối quan hệ sâu rộng trong chính giới tại Sài Gòn những năm chiến tranh Việt Nam (1954-1975). Ông vừa là nhà báo, vừa là nhà tình báo được nhiều người kính nể, kể cả những người Mỹ, những người Việt Nam Cộng hòa, và tất nhiên, những người cộng sản.
Sau khi đất nước thống nhất, mặc dù là người giành được nhiều chiến công hiển hách, ông không tránh khỏi những nghi ngờ từ chính chuyền mới. Người ta luôn đặt câu hỏi, làm sao mà ông tạo được vỏ bọc hoàn hảo đến thế đến nỗi chính quyền Việt Nam Cộng hòa, người Mỹ lại không nhận ra. Và một thời ông có làm việc cho báo Times, hãng tin Reuters, thì liệu ông có làm việc cho CIA hay không?
Chiến tranh biết bao mất mát, phe bên này, phe biên kia, đúng đúng sai sai, thật thật giả giả, tuyệt nhiên tôi không dám bàn tới.
Có một khía cạnh nữa, đọc xong cuốn Điệp viên hoàn hảo, tôi rút ra nhiều ý nghĩa về tình bạn, về mối quan hệ của một người với những người xung quanh, về lối sống và cách tiếp thu văn hóa.
Một trong những vốn quý nhất của Phạm Xuân Ẩn có thể không phải là những chiến công hiển hách, mà là những người bạn. Ông phân chia rất rạch ròi, công việc riêng, bạn bè riêng. Tuy phải thực hiện sứ mệnh cao cả để giải phóng đất nước, nhưng tuyệt nhiên ông không bao giờ “lợi dụng” những người bạn, mà luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ họ khi cần. Điều này thể hiện qua ba giai đoạn, theo tôi là hai giai đoạn có tính bước ngoặt trong cuộc đời ông.


Giai đoạn thứ nhất, ông đã có một thời gian học tập báo chí tại trường Orange Coast (Mỹ). Ở đây ông được tiếp xúc với nhiều người bạn trên toàn thế giới, đặc biệt là những người Mỹ. Ông được tiếp xúc với lối sống, cách nghĩ, cách tư duy và đối xử quan hệ với những người bạn. Sau này khi gặp lại những người bạn ông đã nói “đây là khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời của tôi”. Tuy nước Mỹ đã gây ra cuộc chiến tranh tàn khốc trên đất nước Việt Nam, tuyệt nhiên không vì thế mà ông không thích những người bạn Mỹ. Ngược lại, ông thấy ở họ là những người bạn chân thật, giàu lòng nhiệt thành, và có tư duy độc lập cao độ, những tính cách mà ông đánh giá rất cao.
Hai năm học ở trường Orange Coast là khoảng thời gian không nhiều, ông đã được sống trong không gian văn hóa Mỹ, đã học được từ những người bạn Mỹ rất nhiều điều.
Giai đoạn thứ hai, trở lại Việt Nam, dưới vỏ bọc là một nhà báo của Reuters, rồi Times, ông tranh thủ mọi mối quan hệ, mọi nguồn tin để thực hiện sứ mệnh. Ông quen biết sâu rộng với nhiều giới, ở đâu, họ cũng dành cho ông một sự tin tưởng cao độ. Bởi vì họ thấy, ông là một người bạn chân thành, và luôn tìm ở ông những lời khuyên bổ ích, từ những phân tích nhận định sắc sảo của ông.
Sau khi biết ông là tình báo của miền Bắc, có những người bạn trách cứ ông rằng ông đã lợi dụng thời gian làm việc cho báo Times, hãng tin Reuters, và những mối quan hệ của họ, cho mục đích cá nhân. Họ cho ông là con người hai mặt, phản bội. Nhưng hầu hết những người bạn khác đều tin tưởng ông. Ông là người Việt Nam, như một chân lý, cũng như bao người Việt Nam, đều phải có nghĩa vụ với đất nước khi bị chiến tranh, còn đối với những người bạn ông đã sống hết lòng.
Trong mọi mối quan hệ với những người bạn, ông chân tình, nhẹ nhàng, quan tâm đến những điều ý nhị nhỏ nhất. Chính vì thế họ rất quý mến ông. Đã là bạn của ông thì ông bao giờ cũng cố gắng giúp sức họ, khi có thể. Thực tế là có nhiều người bạn được ông giúp đỡ, thoát chết trong gang tấc.
Một hành động ấn tượng và xúc động mà Phạm Xuân Ần dành cho bạn bè đó là chiều 29/4/1975, ông đã cố hết sức mở cánh cửa của dinh Độc Lập, để cho bác sĩ Trần Kim Tuyến lọt qua nhằm kịp chuyến di tản. Bác sĩ Trần Kim Tuyến là người chống cộng khét tiếng. Khi cuộc chiến đã tàn, ông Phạm Xuân Ẩn đã không còn khái niệm bên ta bên mình, gạt lại tất cả, đằng sau là tình bạn của hai người. Ông cứu bác sĩ Trần Kim Tuyến với tư cách là một người bạn.
Mỗi người có một mục tiêu sống, một đường đi cho mình. Trong suốt cuộc đời của họ, họ phải gặp nhiều người tiếp xúc với nhiều người bạn. Trong mối quan hệ với bạn bè, thì sự chân thành, lòng nhiệt tâm giúp đỡ bạn mỗi khi cần là điều quan trọng nhất.
Tuy là người có những hiểu biết sâu rộng, nhưng lúc nói chuyện với người khác, Phạm Xuân Ẩn bao giờ cũng tỏ ra từ tốn, không một chút gì chứng tỏ mình là trội hơn người khác và ông luôn nhẹ nhàng hóa mọi câu chuyện. Người tiếp xúc luôn luôn cảm thấy vui khi được nói chuyện với ông.
Còn nhớ cách đây vài năm, lúc VTV3 có làm chương trình Người đương thời. Khi được hỏi đại ý là bằng cách nào ông có thể lấy được nhiều tài liệu quan trọng, ông đã trả lời một cách hài hước rằng bà Ba Béo (là người liên lạc nội thành của ông) thường xuyên gặp ông, mà chính vì ông sợ bà quá, nên ráng kiếm được nhiều tài liệu thôi. Câu trả lời khiêm tốn, ý nhị, không chút gì là khoa trương hoa mỹ, làm hài lòng mọi người nghe. Thực tế ẩn chứa đằng sau đó là cả một quá trình - mà trong đó cả người lấy tin là ông và cả người liên lạc là bà Ba bất chấp mọi hiểm nguy, quên đi mạng sống của mình mới có được.
Đọc Điệp viên hoàn hảo để thấy, một nhân cách như Phạm Xuân Ẩn lưu giữ những giá trị đáng để học tập. Chắc chắn, ông, một điệp viên tài ba, đã là người bạn tốt của những ai từng là bạn với ông.
Nội dung của cuốn sách được gói gọn trong hai chữ “Chân thật”. Tác giả đã không quá lý tưởng một nhân vật anh hùng của cuộc chiến tranh mà đã để cho độc giả cảm nhận về con người rất đời thường luôn có những mâu thuẫn giằng xé, có những đau khổ mất mát... Cuốn sách cũng là những tư liệu qúi cho mỗi chúng ta tìm đọc để cảm nhận rõ hơn về hạnh phúc của hòa bình hôm nay.


Tác phẩm hiện có tại thư viện Củ Chi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc

Giới thiệu sách “Lịch sử Nam bộ kháng chiến”

Trong lời giới thiệu mở đầu bộ sách “Lịch sử Nam bộ kháng chiến”, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã viết: “…Lịch sử Nam bộ kháng chiến - một công trình khoa học đồ sộ, một bộ chính sử oanh liệt về một miền đất rất giàu truyền thống cách mạng và lịch sử - văn hóa, về một giai đoạn lịch sử hào hùng trong thời đại Hồ Chí Minh. Đây cũng là bản anh hùng ca đẹp nhất về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được cả nước và thế giới biết đến, ca ngợi và ngưỡng mộ… Tôi tin tưởng bộ sách “Lịch sử Nam bộ kháng chiến” sẽ là tài liệu quý đối với cán bộ, đảng viên và đồng bào cả nước, nhất là thế hệ trẻ”.

Không phải ngẫu nhiên mà Chủ tịch nước hy vọng nhiều vào bộ sách “Lịch sử Nam bộ kháng chiến” như vậy. Từ trước đến nay đã có rất nhiều sách viết về lịch sử đấu tranh cách mạng của quân dân Nam bộ, tuy nhiên chỉ cho đến khi bộ sách “Lịch sử Nam bộ kháng chiến” do NXB Chính trị quốc gia - Sự Thật phối hợp cùng với Hội đồng chỉ đạo biên soạn công trình “Lịch sử Nam bộ kháng chiến” thực hiện được ra mắt bạn đọc, đề tài viết về lịch sử đấu tranh cách mạng, lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của quân và dân Nam bộ mới được cho là phản ánh đầy đủ nhất, toàn diện nhất.
Bộ sách gồm 2 tập, trong đó tập 1 tập trung phản ánh cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam diễn ra trên địa bàn Nam bộ thời kỳ 1945 - 1954. Theo ông Nguyễn Trọng Xuất, một trong 3 người thuộc “nhóm trung tâm” giữ nhiệm vụ chủ biên sau khi ông Trần Bạch Đằng qua đời, việc cuốn sách lấy giai đoạn kháng chiến tính từ năm 1945 là do tuy từ năm 1859 đã có kháng chiến nhưng chỉ từng nhóm lẻ tẻ. Phải đến sau 1945 khi giành độc lập, Pháp trở lại xâm lược ta mới kháng chiến chống Pháp với một chính phủ lãnh đạo toàn diện. Sau đó, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng thế, cũng toàn dân, toàn diện và trường kỳ đến năm 1975.

Tập 2 của bộ sách tập trung phản ánh cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ của nhân dân Việt Nam trên địa bàn Nam bộ thời kỳ 1954 đến 30-4-1975. Tập sách trình bày rõ những giai đoạn lịch sử của thời kỳ này, bắt đầu từ những cuộc đấu tranh chính trị của quần chúng bảo vệ quyền lợi giành được trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đòi tự do dân chủ, chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Dần phát triển lên phong trào Đồng khởi, khởi nghĩa giành chính quyền ở thôn xã, sau đó là thời kỳ chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh. Tập sách kết thúc với chiến thắng lịch sử 30-4-1975.


“Lịch sử Nam bộ kháng chiến” là bộ chính sử đồ sộ đầu tiên của Việt Nam về công cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của quân và dân Nam bộ.

Điểm đáng chú ý nhất của bộ sách “Lịch sử Nam bộ kháng chiến” chính là tính toàn diện về mặt lịch sử. Bộ sách chính vì thế đã đóng góp cho bạn đọc những tư liệu tham khảo đầy giá trị, giúp bạn đọc có cái nhìn rõ nhất, chính xác nhất về những gì đã diễn ra. Bộ sách cũng làm rõ nhiều vấn đề của lịch sử như vai trò của Nam bộ trên tổng thể cách mạng cả nước, giá trị đặc biệt của phong trào Đồng khởi… Ngoài 2 tập chính sử, bộ sách còn kèm theo một tập “Biên niên sự kiện lịch sử Nam bộ kháng chiến 1945-1975” và một tập “Những vấn đề chính yếu trong lịch sử Nam bộ kháng chiến”. Cả 2 tập sách gồm những chuyên đề chuyên sâu, góp phần làm rõ thêm những sự kiện lịch sử như phong trào nông dân và vấn đề ruộng đất, phong trào cách mạng đô thị, phong trào các dân tộc thiểu số, văn nghệ kháng chiến, xây dựng lực lượng vũ trang…

Việc ra mắt bộ sách “Lịch sử Nam bộ kháng chiến” là một niềm vui chung đối với tất cả những ai quan tâm đến lịch sử hào hùng của dân tộc. Nhưng tiếc thay, khi bộ sách hoàn thành và ra mắt bạn đọc cả nước thì hai nhân vật quan trọng nhất trong việc thực hiện bộ sách là đồng chí Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo biên soạn và đồng chí Trần Bạch Đằng, chủ biên công trình, đều đã ra đi. Lúc sinh thời, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói: “Cuộc kháng chiến ở Nam bộ là vô cùng phong phú về ý nghĩa nhân văn mà các sách vở, tài liệu trước đây chỉ phản ánh được phần nào...”.

Không chỉ đơn thuần là một bộ sách lịch sử, “Lịch sử Nam bộ kháng chiến” còn mở ra một vấn đề mới. Bộ sách trình bày chi tiết cụ thể một quá khứ gian lao nhưng hào hùng của nhiều thế hệ cha ông. Những thế hệ đó đã sống, chiến đấu, hy sinh trọn vẹn cho Tổ quốc. Nói như ông Nguyễn Trọng Xuất: “Thế hệ chúng tôi đã làm tròn bổn phận của mình rồi, chúng tôi xả thân vì lý tưởng độc lập, tự do, hạnh phúc cho mọi người. Bây giờ nhiệm vụ tới đây, tiếp tục làm tự do và hạnh phúc cho mọi người, câu trả lời phải do chính thế hệ trẻ tìm ra”. Đó là những lời nhắn gửi đến tương lai từ quá khứ mà bộ sách “Lịch sử Nam bộ kháng chiến” gửi đến bạn đọc nhất là những người trẻ, tương lai của đất nước.

21/4/11

Băn khoăn về sự “phân biệt đối xử” giữa chính quy - tại chức

(Dân trí) - Trong tờ trình về chế độ phụ cấp cho cán bộ viên chức có quy định mức hỗ trợ cho cử nhân hệ tại chức thấp hơn hệ chính quy 250.000 đồng/tháng. Vấn đề này đã gây tranh luận khá “nóng” giữa các đại biểu HĐND TPHCM.
Ngày 19/4, HĐND TPHCM - Khóa VII (2004 - 2011) đã thông qua 3 tờ trình của UBND TP, trong đó có “Tờ trình về chế độ hỗ trợ hoạt động cho các di tích và trợ cấp thường xuyên cho cán bộ, viên chức bảo tàng, thư viện”.

Theo cách tính của UBND TP, hiện nay thành phố có tổng cộng là 432 người làm việc tại các di tích, bảo tàng, thư viện. Trong đó có 211 người thuộc biên chế, 7 tiến sĩ, 17 thạc sĩ, 207 cử nhân. Trong số các cán bộ viên chức này có không ít người trình độ, bằng cấp tại chức.

Khi xem xét mức chế độ trợ cấp khuyến khích cho viên chức, người lao động, TPHCM đã công bố cách xếp loại theo bằng cấp. Người có trình độ tiến sĩ được trợ cấp 2 triệu đồng/người/tháng, thạc sĩ: 1,5 triệu đồng/người/tháng, cử nhân chính quy: 750.000 đồng/người/tháng. Riêng người có trình độ Đại học tại chức, các hệ còn lại: 500.000 đồng/người/tháng.

Theo cách phân loại này, thì người có bằng cấp cử nhân hệ tại chức có mức thù lao hỗ trợ thấp hơn cử nhân hệ chính quy là 250.000 đồng. Các đại biểu HĐND cho rằng rõ ràng đây là sự phân biệt, đối xử giữa 2 hệ giáo dục chính quy - tại chức.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa khẳng định: “Tăng phụ cấp cho nhân viên bảo tàng không nên phân biệt tại chức, chính quy. Tiến sĩ, thạc sĩ có mức thù lao cao hơn vì thời gian học của họ dài hơn. Còn cử nhân thì không nên có sự phân biệt, đối xử như thế”.
Đại biểu Đặng Văn Khoa cũng đồng tình với ý kiến của đại biểu Nghĩa. Ông Khoa cho rằng, nếu phân biệt cử nhân chính quy - tại chức thì cũng có loại thạc sĩ chính quy - tại chức nhưng không ai bàn tới. Vì vậy nên xóa ngay “định kiến” này.

Đại biểu Võ Văn Sen (Hiệu trưởng trường Đại học KHXH&NV TPHCM) cũng bức xúc: “Việc phân biệt chính quy hay hệ khác là không cần thiết. Không phải học chính quy mới làm tốt công việc hơn là tại chức”.

Vì trong tờ trình của UBND TP đã phân chia mức tính toán phụ cấp như trên nên chủ tịch đoàn hội nghị có ý vẫn giữ nguyên, còn những phát sinh thì để nhiệm kỳ sau giải quyết. Đại biểu Sen phản bác: “Chúng ta phát hiện sai thì sửa ngay chứ không đùn đẩy cho HĐND khóa sau”.

Lý giải về việc phụ cấp cho người có bằng tại chức thấp hơn cử nhân chính quy 250.000 đồng, ông Nguyễn Văn Minh, thành viên của nhóm soạn thảo tờ trình này cho biết: “Nếu không phân biệt như vậy thì vướng vào những người có bằng trung cấp. Xếp nhóm có bằng cử nhân tại chức vào mức nhận thù lao ngang với cử nhân chính quy thì kéo theo việc phải nâng thù lao cho người có bằng trung cấp. Như vậy kéo theo sự tăng ngân sách thì không đủ để chi trả”.

Các đại biểu đã “gật đầu” thông qua tờ trình nhưng vẫn còn nhiều băn khoăn về mức phụ cấp có sự khác biệt giữa người có bằng tại chức và chính quy.

Công Quang

Đề nghị trợ cấp thường xuyên cho cán bộ di tích, bảo tàng, thư viện


QĐND - Sáng 19-4, HĐND Thành phố Hồ Chí Minh đã khai mạc kỳ họp thứ 20 - khóa VII. Tại kỳ họp, các đại biểu đã nghe và tham gia thảo luận về các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của HĐND, UBND, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án Nhân dân thành phố và các ban Pháp chế, Kinh tế và Ngân sách, Văn hóa - Xã hội của HĐND thành phố. Đây là kỳ họp cuối cùng trước kỳ bầu cử đại biểu HĐND khóa VIII, nên không có các phiên chất vấn trực tiếp tại hội trường, mà chỉ xem xét 3 tờ trình của UBND thành phố. Các tờ trình đề nghị HĐND thành phố thông qua về nâng mức chi trợ cấp thường xuyên cho các cán bộ, viên chức, người lao động làm việc tại các di tích, bảo tàng và thư viện: Đối với người có trình độ tiến sĩ là 2 triệu đồng/tháng, thạc sĩ là 1,5 triệu đồng/tháng, trình độ đại học chính quy 750 nghìn đồng/tháng, trình độ đại học các hệ còn lại 500 nghìn/tháng.
Hầu hết các đại biểu đều đồng thuận các tờ trình. Tuy nhiên, vấn đề trợ cấp thường xuyên cho công - viên chức, một số đại biểu đề nghị tuyệt đối không phân biệt giữa người có bằng đại học chính quy và các hệ đại học khác, cần phải bổ sung thêm một nhóm người làm việc lâu năm, có các thành tích xuất sắc trong công tác.
Ngoài ra, việc tăng các mức thu phí đường bộ trong thời điểm tình hình giá cả thị trường liên tục tăng, lạm phát còn ở mức cao, rất nhiều đại biểu đồng ý nhưng cũng đề nghị nên dời thời hạn tăng đến 1-1-2012. Cuối phiên làm việc buổi sáng, HĐND thành phố đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về các tờ trình nói trên của UBND thành phố với đại đa số các ý kiến tán thành.
Ngày 20-4, kỳ họp tiếp tục thảo luận các báo cáo tổng kết và diễn ra phiên bế mạc.
                                                                                                  Hùng Khoa

16/4/11

Văn chương dựng tóc gáy

Những bài văn bất hủ của học trò


Đề: Tả cô giáo em. Cô giáo em mặt đỏ như mặt trời, chân đi xào xạc tựa mây bay.
Đề: Tả buổi chào cờ đầu tuần. Sáng thứ hai tuần nào cũng vậy, trường em lại tổ chức chào cờ. Đầu tiên là thầy hiệu phó phụ trách lao động lên mắng mỏ một tí. Sau đó đến lượt thầy hiệu trưởng lên mắng. Khi thầy hiệu trưởng mắng, cái cục ở cổ thầy cứ chạy đi, chạy lại.
Đề: Tả cây hoa hồng. Những bông hồng xinh xinh như những con cún con đậu trên cành.
Đề: Tả cây bàng. Ở cạnh nhà em cách một quán phở có một cây bàng. Cây bàng đã sống trên 10 năm nên nó đã già và nó đã biến thành cây đa.
Đề: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích nhất. Nhà em có một con chim chích bông, nó nhỏ và xinh, lông nó màu vàng óng, em thấy nó không ngừng nhảy và mổ mồi. Em rất yêu con gà của ông em.


Đề: Tả em bé.
Gần nhà em có một em bé rất dễ thương, vì hay bị té nên đầu em bị móp.
Đề: Đặt câu hỏi với vần: ôm, ốp.
Mẹ em tát em đôm đốp.
Đề: Đặt câu về phần gieo âm tiết.
Có con trâu, bị ruồi bâu. Có con chim, bị vỡ tim.
Đề: Tả ông nội.
Nhà em có nuôi một ông nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi: Cơm chín chưa bây?
Đề: Tả một dụng cụ lao động.
Chiếc xẻng nhà em có rất nhiều công dụng, để hốt rác, và còn dùng để xúc cứt chó nữa.
Đề: Miêu tả về bố.
Bố em có một hàm răng vàng, hàm răng vàng luôn chỉ bảo em những điều hay lẽ phải.
Đề: Em hãy miêu tả mùa Xuân.
Mùa xuân ở quê em mở rất nhiều hội. Những ngày ấy trên đường có rất nhiều các ông các bà tay cầm ô đen ô đỏ đứng nói chuyện râm ran như bầy chim líu lo gọi mẹ.
Đề: Tả cây chuối.
Nhà em có cây chuối rất to, chiều nào em cũng leo lên cây chuối ngồi hóng mát. Khi em leo lên, cành chuối rung rinh.
Đề: Tả một con vật mà em yêu nhất.
Nhà em có nuôi một con gà trống rất đẹp, em rất yêu nó. Hằng ngày, em cho nó ăn. Chiều chiều, em dắt nó đi dạo mát 15 phút.
Đề: Tả cái cặp đi học.
Bố em mua cho em cái cặp rất to và đẹp, hàng ngày em đeo nó đến trường, cái cặp đựng được nhiều sách vở, nó to như cái bình thuốc sâu của mẹ vậy!
Đề: Tả về ông bà nội.
Khi em được sinh ra thì bố mẹ em đã làm ma cho ông bà nội em rồi.
Đề: Tả về cô giáo mà em yêu quý.
Cô giáo em rất đẹp. Cô có vầng trán cao thể hiện sự thông minh. Mái tóc cô dài thướt tha như dòng nước. Nhưng em thích nhất vẫn là cái răng nanh của cô, nó làm cho nụ cười của cô thêm phần quyến rũ. Cô còn hay đọc tập làm văn cho tụi em chép nữa.




Đề: Tả người thầy em yêu quý nhất.
Thấm thoắt đã ba mùa hoa ban nở, thầy giáo phải tạm biệt chúng em để về xuôi. Cả làng cả bản đứng tiễn thầy vô cùng ngậm ngùi. Riêng em đứng nhìn theo thầy cho đến khi thầy xa dần, xa dần, đến khi nhỏ bằng con chó em mới quay lại bản.
Đề: Tả anh bộ đội.
Anh bộ đội cao khoảng 1,20 m, súng AK dài 1m rưỡi.
Đề: Tả con trâu (của một học sinh thành phố).
Nhà em có nuôi một con trâu. Nó đáng yêu lắm. Hàng ngày, mẹ xích nó ở góc hiên. Trên cổ nó có đeo một cái nơ màu hồng thật xinh xắn. Nó ăn rất ít cơm. Nó có khuôn mặt trái xoan thanh tú.
Đề: Tả một buổi học.
Tùng tùng tùng, tiếng trống vang lên báo hiệu đã đến giờ vào lớp. Không còn cảnh nô nghịch, chạy nhảy nhốn nháo nữa. Các bạn, ai ai vào vị trí của người đó. Sách vở để ngay ngắn trên bàn. Cô giáo bước vào lớp. Học sinh đứng dậy chào cô. Cô mặc chiếc áo dài hoa rất đẹp. Tóc cô thẳng mượt thả đến ngang lưng. Cô đặt chiếc cặp đen lên bàn và cất tiếng dịu dàng: "Hôm nay có ai đóng tiền không?"
Đề: Tả em bé.
Ở bên nhà em có một bé gái rất dễ thương, hai mắt em bé to tròn như hai hột lạc sống, cái mũi em to như cái trống.
Đề: Tả con gà trống.
Nhà em có con gà trống rất to, chân dài. Hôm qua nó bị thiến rồi nên nó không đạp mái được nữa.
Đề: Tả một cái cây.
Cái cây rất cao và to, tán lá xum xuê, thân cây mười người ôm không xuể. Cái cây cao 15 cen ti mét.
Đề: Tả con lợn.
Con lợn nhà em. Cái mỏ nó nhọn. Cái đuôi nó cong. Cái mào nó đỏ. Cái cựa nó sắc. Em rất yêu con lợn nhà em.
Đề: Tả ông nội.
Ông nội em đẹp lão lắm, hai mắt ông tròn xoe như hai hòn bi ve, râu ông dài và mượt như chùm hoa bắp ngô, lúc nào đi ông cũng chống gậy giống như hề Sác-lô.
Đề: Tả bác công nhân.
Tay bác toàn dầu mỡ, trán thì lấm tấm mồ hôi, tai bác như hai cái mộc nhĩ. Thỉnh thoảng bác hay ra bờ rào vườn rau nhà em đi vệ sinh.
Đề: Em hãy tả về bà của mình. Nhà em có nuôi một bà nội suốt ngày ngồi phẩy quạt nhưng ruồi không bay khỏi miệng, mồm luôn dạy cháu phải sạch nhưng bà lại lấy khăn lau bàn để lau ly uống nước.
Đề: Tả con trâu. Quê em nhà nhà làm nông nghiệp nên gia đình ai cũng có một con trâu. Chú trâu nhà em rất khỏe mạnh và chăm chỉ. Ngày ngày chú theo bố em ra đồng để cày ruộng. Thân hình chú vạm vỡ, 2 chiếc ngà dương lên oai hùng. Chân chú rất to và đen hơn chân bố em.
Đề: Tả con mèo. Nhà em có nuôi một chú mèo. Lông chú trắng mượt rất xinh xắn. Đầu chú to đúng bằng quả bóng nhựa 1.500 đồng mà mẹ mới mua cho em.
Đề: Tả về anh chị em của em. Ông anh trai nhà em rất con trai và thông minh nữa, hẳn là vì anh có cái đầu to như trái dừa khô và đôi mắt đen huyền óng ả.
Đề: Tả con gà. Nhà em có nuôi 1 con gà trống, chú ăn rất khỏe lớn rất nhanh càng lớn chú càng giống gà mái.
Đề: Tả buổi đi chơi mà em tham gia. Chủ nhật vừa qua cả nhà em được tổ chức đi Vũng Tàu. Mọi người dậy từ rất sớm để tập hợp lên xe. Đi được một quãng đường mọi người trên xe đều ngủ chỉ trừ bác tài là còn thức vì bác đã uống thuốc chống ngủ.
Đề: Tả về con vật mà em yêu thích.
Nhà em nuôi một con mèo. Thân hình của nó to bằng cái chậu tắm còn đôi tai nó lại chỉ nhỏ bằng cái móng tay của em.
Đề: Tả về gia đình em.
Nhà em có 3 người, em thì đi học, mẹ em thì làm ruộng, còn bố em làm bộ đội ngoài đảo xa và bán điện thoại di động.
Đề: Tả con gà trống (của một học sinh thành phố).
Nhà em có một con gà trống. Trông nó rất đẹp. Toàn thân nó phủ một màu vàng. Nó chẳng biết gáy cũng chẳng biết làm gì. Miệng nó thường ngậm một bông hoa hồng. Mẹ em thường đặt nó trên bàn thờ để thắp hương cúng cụ.
Đề: Đặt câu có từ Hán Việt.
Cái thủ của bạn Hương rất to.
Đề: Hãy tả về một người bạn thân của em.
Em có cô bạn tên là Hương. Bạn có mái tóc đen nhánh. Đôi mắt to, cái bụng của bạn trắng hếu.
Đề: Hãy tả một loại cây mà nhà em trồng?
Nhà em có trồng một cây chuối. Đến mùa chuối ra quả. Cả buồng chuối dài 3 cm. Lúc quả chín mẹ em chia cho hàng xóm, ăn mấy ngày không hết.
Đề: Tả về vật nuôi trong nhà em.
Nhà em có một con mèo tam thể rất đẹp. Nó tên là Miu Miu. Lông nó óng mượt. Đôi mắt nó tròn to như 2 hòn bi. Mấy cái râu vểnh lên vểnh xuống. Từ ngày có Miu Miu, chuột chạy hết sang nhà hàng xóm. Em rất quý con mèo nhà em.
Đề: Tả con lợn.
Nhà em có nuôi một con heo có bộ lông vàng óng, hai tai to như hai lá mít, hai mắt to như hai hạt điều, cái đầu to bằng trái dừa khô, và cái bụng to bằng chiếc thùng gánh nước...
Đề: Tả về người bạn thân của em.
Em có một người bạn rất thân tên là Trung Hiếu. Mắt bạn đen như hai hột na. Da bạn trắng như tuyết. Tóc bạn đen như gỗ mun. Môi bạn đỏ như son. Hàng ngày, em với bạn thường rủ nhau đi học.
Đề: Em hãy phân tích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn"
Câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn cho ta thấy nước ta có nguồn nước rất dồi dào. Nước rất quan trọng trong đời sống chúng ta: cây cối cũng cần nước, ví dụ: đậu bắp, động vật cũng cần nước, ví dụ: trâu, bò, gà, vịt... Không có nước thì con người sẽ chết. Câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn làm em liên tưởng đến câu tục ngữ "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" nghĩa là ăn quả rồi phải nhớ giữ lại hạt để trồng cây mới.
Đề: Tả con gà.
Nhà em có nuôi một con gà rất to và đẹp, nó nặng chừng 10 kg, bụng to như cái chậu, mỏ nó như hai hạt trấu chắp lại....
Đề: Tả con voi.
Chủ nhật tuần vừa rồi em được mẹ em cho đi chơi công viên, ở đó có rất nhiều con vật nhưng em thích nhất là con voi. Con voi có cái tai như cái chổi, cái mồm như cái máy tính laptop của mẹ em.
Đề: Tả con gà trống.
Mẹ đi chợ mua cho em một con gà trống con. Em rất thích. Sau mấy tháng chăm nom chú gà, bây giờ nhà em có thêm được 5 chú gà con.
Đề: Hãy đặt câu có từ "đỡ đần".
Vì em chăm học nên em đỡ đần.
Đề: Tả cô giáo em.

Cô giáo em cao 1m3, dáng người to ngang trông rất vừa vặn... Mỗi khi chúng em lên nộp bài, mắt cô sáng lên như 2 cái đèn pin.
Đề: Tả cây chuối.
Trước cửa nhà em có một cây chuối. Rễ của nó cắm sâu xuống lòng đất. Sáng nào em cũng vun đất cho cây, trưa em vun đất cho cây, chiều em cũng vun đất cho cây. Quả của nó sum suê, rụng cả xuống đất.
Đề: Tả con bò.
Giữa trưa hè nóng nực, em thấy con bò kéo xe trên phố, mồ hôi chảy ròng ròng. Em học tập con bò tính cần cù chăm chỉ.
Đề: Tả cây bàng.
Sân trường em có một cây bàng trồng đã 3 năm cao 3 mét, nặng 2 kg, tán xoè như một cái ô.
Đề: Tả mái đình.
Hôm nay cô giáo cho chúng em về làng quê chơi, đầu làng có cái mái đình cong cong, khi chúng em đến mái đình rung rinh chào đón chúng em.
Đề: Tả về người mẹ.
Mẹ em rất dễ thương, mắt mẹ em như hai hòn bi ve, mái tóc mẹ em đen nhánh, má mẹ em mũm mĩm.
Đề: Tả con đường đến trường.
Nhà em cách trường không xa, hàng ngày em đều đi trên con đường nhỏ ấy. Những ngày nắng thì không sao nhưng cứ đến mùa mưa thì nước ngập lên tận bẹn.
Đề: Tả vườn rau muống.
Nhà em có một vườn rau muống. Chiều chiều mẹ em lại bắc thang lên hái lá về nấu canh.
Đề: Tả con gà.
Con gà nhà em mới nở trông đến là xinh đẹp, cái đầu nó to như một nắm tay, còn mình nó to như hai nắm tay.
Đề: Tả một thắng cảnh.
Tuần trước, bố mẹ em cho em đi thăm rừng Cúc Phương. Rừng Cúc Phương toàn là hoa cúc phương.
Đề: Tả chú bộ đội.
Cạnh nhà em có một chú là bộ đội. Năm nay chú đã 20 tuổi đời. Chú luôn đeo súng ngắn bên mình, mỗi khi ngồi xuống, khẩu súng của chú lại chìa ra trông rất oai hùng.
Đề: Đặt câu có từ "tập thể".
Sáng nào em cũng tập thể dục.
Đề: Tả cô giáo.
Cô giáo em trạc ngoại tứ tuần. Người cô nhỏ nhắn khuôn mặt trái xoan, mỗi khi cô giảng bài bàn tay cô ngo ngoe thật mềm mại. Cô hay giảng bài về thời các cụ ngày xưa và mở đầu bao giờ cũng là "các cụ ngày xưa nói".
Đề: Tả con lợn.
Con lợn nhà em rất đẹp, có cái mũi to như cái ổ phích cắm điện Liên Xô.
Đề: Em hãy giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh".
Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ. Câu tục ngữ trên nhằm kêu gọi nhân dân đánh đuổi quân giặc xâm lược.
Đề: Tả về cơn mưa rào.
Chiều qua, trời đang nắng chang chang bỗng nhiên sân nhà em đổ cơn mưa rào. Tiếng mưa rơi bập bùng phập phồng nên bố em hát: "Trời mưa bong bóng phập phồng. Em đi lấy chồng để khổ cho anh".
Đề: Tả về bác nông dân.
Bên cạnh nhà em có một bác nông dân tên là Xuyến. Bác có làn da trắng như trứng gà bóc, mái tóc bác bóng mượt như dầu nhờn Castrol. Mỗi buổi sáng bác thường hay dắt trâu ra ngoài đồng, tiếng bước chân bác và chân trâu nghe rổn rảng.

3/4/11

Cà phê sách - Nét đẹp văn hóa đọc

Người ta nói nhiều đến xây dựng một nền văn hóa đọc phát triển, bàn nhiều đến việc có thêm sáng tác hay và hấp dẫn, kêu gọi xây dựng thói quen đọc sách, định hướng người đọc những tác phẩm có giá trị… Nhưng có một điều dường như ít ai chú ý: Đọc sách ở đâu trong thời đại công nghiệp hóa này.
Chốn đọc sách thời hiện đại
Đã có sự biến đổi dữ dội về thói quen đọc sách tại các đô thị lớn. Các thư viện, “thiên đàng” của những người yêu sách cách nay trên chục năm, giờ vắng dần người đọc sách. Tiêu biểu như TPHCM, trung tâm đô thị lớn của cả nước, đến nay cũng chỉ còn mỗi Thư viện Khoa học Tổng hợp TP còn có thể coi là nơi đọc sách tương đối lý tưởng. Những thư viện lớn khác, như Thư viện Khoa học Xã hội chủ yếu dành cho người nghiên cứu, các thư viện quận - huyện do hạn chế về cơ sở vật chất hạ tầng nên chỉ còn thu hút thiếu nhi hoặc một số người hưu trí đến xem truyện tranh hay đọc báo.
Ngay cả Thư viện Khoa học Tổng hợp TP cũng không thể xem là nơi đọc sách thực sự hấp dẫn mọi người. Có một không gian khép kín, thư viện này thật tuyệt vời với những ai muốn tìm kiếm sự tĩnh lặng để tập trung hoàn toàn vào công việc nào đó, như nghiên cứu hay học tập… Thế nhưng, để phù hợp với nhu cầu của những người chỉ có thể dành một khoảng thời gian ngắn trong ngày để đọc sách, thư viện kiểu cổ điển quả là khó đáp ứng.
Ở các quán cà phê, ban đầu vốn ồn ào, chật chội, xô bồ, hoàn toàn không đáp ứng yêu cầu một nơi đọc sách. Thế nhưng, đến nay các quán cà phê cũng có sự thay đổi phù hợp với những đối tượng có nhu cầu đọc sách. Đó là, bên cạnh những quán cà phê vỉa hè, cà phê gia đình, bắt đầu xuất hiện cả những quán cà phê hiện đại với sự bài trí tạo được sự thoải mái, thư giãn cho khách, các trang thiết bị hỗ trợ hiện đại dần xuất hiện như truyền hình cáp, mạng internet… Người ta tới quán không chỉ giải khát mà còn để bàn bạc công việc, rồi sau đó là nơi làm việc, và thời gian gần đây bắt đầu còn là nơi thưởng thức sách. Văn hóa đọc bắt đầu xuất hiện khái niệm mới: Cà phê sách!
Cà phê sách - đi tiếp đường nào?
Quán cà phê sách chính thức đầu tiên tại TPHCM là CIAO trên đường Ngô Đức Kế (quận 1). Từ đó đến nay, toàn TP đã có gần 20 quán cà phê sử dụng sách làm thương hiệu chính thức quán của mình. Về hình thức có thể chia làm hai loại, loại đầu lấy cà phê là chính, sách chỉ phụ thêm như các quán Book Café, Café Sách Đom Đóm, Café Sách - Snownbell… Loại thứ hai ngược lại, lấy sách làm chính, cà phê phụ thêm, nổi bật trong số các quán dạng này là chuỗi cà phê sách của Nhà sách Phương Nam hay Cà phê sách Hub (18A Cộng Hòa, quận Tân Bình).
Điểm đặc trưng khác biệt nhất giữa hai loại quán cà phê sách kể trên nằm ở số lượng sách báo và hoạt động liên quan đến sách. Cụm quán cà phê sách của Phương Nam, vốn là một phần trong hệ thống Nhà sách Phương Nam, nên luôn có lượng sách phong phú và đa dạng. Hub café tuy không phải là nhà sách, nhưng do chủ trương tập trung vào sách từ đầu, nên lượng sách ở quán này hiện có thể xem là nhiều nhất trong số các quán cà phê sách với con số lên trên 10.000 đầu sách các loại. Ngoài ra, tại các địa điểm trên luôn tổ chức nhiều sự kiện liên quan đến sách như giao lưu tác giả, tọa đàm về tác phẩm, bình luận tác giả, tác phẩm mới…
Tuy nhiên, dù chiếm ưu thế về sách, về cách tổ chức thiên hẳn về văn hóa đọc, các quán cà phê sách chuyên về sách cũng không hoàn toàn chiếm ưu thế với bạn đọc so với các quán mà sách chỉ là phụ. Đây chính là đặc trưng của văn hóa cà phê tại TP hiện nay, khách đến quán cà phê không chỉ đơn thuần thưởng thức nước uống mà còn để giải quyết nhiều vấn đề khác như làm việc, giao lưu với bạn bè, đối tác, thư giãn… trong đó có đọc sách.
Như đã nói ở trên, ngoài đọc sách trong nhà, để tìm một nơi đọc sách công cộng giữa những giờ nghỉ khi đi làm tại TP đã không còn là chuyện dễ dàng, cà phê sách trở thành một điểm đến lý tưởng. Bạn đọc không hẳn cần đến sách có sẵn vì phần lớn đều đem theo sách của mình, cái họ cần là một địa điểm thoải mái, yên tĩnh nhưng không quá tách biệt với bên ngoài, để khi cần có thể quay lại công việc một cách nhanh chóng nhất.
Cuộc sống đô thị dẫn đến những thay đổi về thói quen trong đó có thói quen đọc sách. Cà phê sách chính là một sự kết hợp đẹp giữa văn hóa đọc và văn hóa cà phê thư giãn. Cả hai góp phần đem lại một hình ảnh văn minh, hiện đại, thể hiện nét văn hóa riêng.                                                                                                     Theo Sài Gòn Giải Phóng

2/4/11

THÚ VIẾT THƯ PHÁP




          Lưu giữ phong tục ăn tết xưa đậm đả bản sắc dân tộc nhất có lẽ là câu đối: “Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” Giờ đây khoa học đã khám phá mỡ làm tăng cholesterol trong máu, gây xơ vữa động mạch, huyết áp…người ta không ăn nữa hoặc có chăng cũng ăn chút chút thôi. Do vậy dưa hành vốn để trung hòa chất béo cũng không còn cần thiết.
          Cây nêu xua tà ma cũng gần như mất hẳn. Người ta không sợ ma vả lại thời bây giờ sân lát gạch, bê tông thì trồng cây nêu vào đâu ? Tiếng pháo xưa cần cho ngày tết vì thuở ấy người thưa, thôn vắng. Vắng và lặng nên tiếng pháo mới cần để đánh thức cái không gian ngưng đọng bừng dậy tiễn năm cũ. Bây giờ người đông, đường tắc, xe cộ kín đường, nếu có dùng pháo chuột như các cụ ngày xưa thì tiếng pháo cũng bị nuốt đi, mà làm pháo lớn rồi đốt, rồi ném như những năm trước đây thì là một tai họa tự chuốc vào thân. Hồi mới bỏ pháo mọi người đều có cảm giác chông chênh, cái quán tính trong lòng người, trong tập tục bao giờ chẳng có. Nhưng xã hội là một quá trình phát triển thay cũ đổi mới là điều không tránh được. Thế mới sinh ra các viện bảo tàng, bảo tàng hiện vật và bảo tàng ký ức trong tâm hồn con người mà thơ ca là số một.
          Trong các thú chơi của tết xưa thì thú chơi câu đối qua lắm đổi thay mà vẫn đang còn. Thời cụ Vũ Đình Liên viết bài thơ “Ông đồ” khoảng cuối thập niên 30 đã tưởng nó lụi tàn ấy thế mà trên các vỉa hè đường Phạm Ngọc Thạch, các nhà văn hóa, các câu lạc bộ vẫn còn rất nhiều những ông đồ trải chiếu hoa ngồi viết câu đối trên giấy hồng điều. Ông đồ thật sự ngồi viết câu đối liễn thuê và hàn huyên với bạn bè. Mặc dù thời nay trước cuộc sống bận rộn và thực dụng, bóng dáng các cụ viết câu đối không còn nữa, có chăng chỉ còn lại rất ít các cụ viết trong nhà như một thú chơi và để làm quà tặng cho người thân quen hoặc cho bạn bè. Những năm đổi mới tư duy một số thú chơi cũ lại trở về, trong đó có cả thú chơi chữ Hán, nhiều gia đình treo chữ Tâm chữ Phúc thì gần đây chữ Nhẫn lại được chuộng nhiều. Căn cứ vào sự ưa chuộng các chữ này chúng ta có thể thấy thư pháp chữ Hán thành thú chơi phát triển. trên các cửa tiệm, nhà sách được bày vào dịp tết. Thư viện khoa học tổng hợp thành phố cũng đã có cuộc trưng bày và tổ chức thi viết thư pháp có hàng trăm lượt người trong nước và cả các nhà Thư pháp Trung Quốc qua thăm cũng tham gia viết và chơi chữ và rất nhiều nhà thư pháp trẻ xuất hiện.
Và đặc biệt ở vùng nông thôn huyện Củ Chi trong hai năm trở lại đây, với mục đích tạo ra một môi trường, một sân chơi bổ ích và lành mạnh cho nhân dân địa phương, đi sâu và hiểu rõ hơn về nghệ thuật thư pháp, tiếp nối truyền thống dân tộc của ông cha ta từ thời xưa, kết hợp tư duy và cái tâm người học vẽ đi vào đời sống thực tế, tạo điều kiện để học sinh thêm sự hiểu biết, tinh thần học hỏi đối với các tiền bối đi trước và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Trung tâm Văn hóa huyện đã tổ chức cho hơn 50 thí sinh từ 21 xã, thị trần tham gia hội thi viết thư pháp; Điều ngạc nhiên hơn những ông đồ dự thi còn rất trẻ, họ là những sinh viên, học sinh, cả những cô thiếu nữ, là những người có khiếu viết câu đối. thí sinh dự thi thư pháp ở Củ Chi cũng rất đa dạng, không chỉ là mực tàu trên giấy đỏ như xưa mà có thể trên cả giấy vàng, giấy xanh và lụa… Mực là nhũ vàng, nhũ đồng kim, màu nước các loại. Vật liệu thể hiện có thể là tranh thư pháp truyền thống với bức tranh giấy và hai nẹp tre trên dưới, cũng có những bức mành với nội dung là những lời chúc tụng, những câu danh ngôn những hình ảnh sông núi, tùng trúc, chim hoa; và cả bức chân dung vẽ bằng bút lông và mực tàu. Cho nên, các “ông đồ” Củ Chi không chỉ là một thư pháp gia mà còn phải kiêm luôn nghề họa sĩ. Người xem rất đông, khi được triển lãm nhiều bạn trẻ rất thích những sản phẩm này vì nó rất hợp để tặng cho cha mẹ, ông bà. Nếu nhà thơ Vũ Đình Liên còn sống, có lẽ ông sẽ rất mừng và không còn than “nhưng mỗi năm mỗi vắng, người thuê viết nay đâu” nữa. Một nét văn hóa cổ truyền đang dần phục sinh trong lòng dân tộc… Những sự tìm tòi say mê nghệ thuật thư pháp hiện nay rất đáng trân trọng. Chúng ta đang cố gắng bảo tồn nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Hái lộc đầu năm

Hái lộc đầu năm

Lưu trữ Blog