THƯ VIỆN HUYỆN CỦ CHI

THƯ VIỆN HUYỆN CỦ CHI
Thí sinh tham gia hội thi "giới thiệu sách năm 2011"
Powered By Blogger

22/11/11

BÀI CÁM NHẬN DI TICH LỊCH SỬ VĂN HÓA



Củ Chi huyện ngoại thành của TP.HCM là mảnh đất có truyền thống cách mạng lâu đời. Trong 30 năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Củ Chi đã phải trực tiếp đối đầu với quân thù sừng sỏ khét tiếng và càn quét đánh phá khốc liệt. nhà thơ viễn phương đã viết:
“ Hãy đến quê tôi, Củ Chi bất khuất,
Và đi từ hốc suối bờ mương,
Hỏi có nơi nào chưa nát vì bom đạn
Đến một cành sim cũng ngã gục bên đường,
Mặt đất quê tôi nám đen vì thuốc pháo,
Rừng cao su khói độc bốc cao mù”
Trong hoàn cảnh đó khí phách anh hùng của Củ Chi liên tục bộc lộ rõ quân dân Củ Chi lập nên hàng trăm hàng ngàn chiến công trên quê hương đau thương và bất khuất. Từ bao năm nay “Vành đai diệt Mỹ, Địa đạo Củ Chi đã trở thành niềm tự hào của Củ Chi đất thép thành đồng.
Không có được vẻ uy nghiêm như dinh Độc Lập hoặc lộng lẫy như cố đô Huế, mà chỉ được bao trùm bởi vẻ thô sơ, mộc mạc. Địa đạo Củ Chi một cái tên thật quen thuộc bởi sự hiên ngang, bất khuất của những người con anh hùng đã ngã xuống vì dân tộc. Giờ đây địa đạo Củ Chi là nhân chứng “sống” hùng hồn cho tinh thần ấy. Khi được đến thăm nơi đây ta mới cảm nhận hết sự gian lao, khổ cực mà ngày xưa quân dân ta phải gánh chịu.
Với diện tích gần một trăm mẫu, nằm phía Bắc Củ Chi, thuộc ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng. Địa đạo là một hệ thống gồm hầm, địa đạo, giao thông hào, ụ chiến đấu … Toàn bộ địa đạo do quân dân Củ Chi đào từ kháng chiến chống Pháp (1948) khoảng 17 km. Sau năm 1960, được củng cố và phát triển thêm 250 km, đến năm 1965 thì hoàn tất, Với địa hình thuận lợi, là vùng đất cao, lòng đất thuộc đất sét pha đá ong lẫn đá sỏi săn chắc thuận tiện cho việc đào hầm, hầm có thể chịu sức ép bom khoảng 500 kg và các loại xe cơ giới của địch. Được bao bọc bởi khu rừng chồi tre và cao su thích hợp cho việc kháng chiến, cộng thêm nấp hầm là mảnh gỗ dày 10 cm, trên mặt ngụy trang cỏ tươi, chụp vừa miệng hầm. Theo thiết kế cứ 16 m lại tạo một miệng giếng, đường kính 0,6 m – sâu 3m giáp mí thì lấp miệng. Từ đáy giếng dùng cuốc chim khoét sâu, tạo cho địa đạo chiều ngang 50cm – cao 80 cm. Gồm nhiều ngóc ngách có đoạn cắt ngắn, đoạn song song, đoạn giao nhau, đoạn trên đoạn dưới vòng vèo, quanh co, dài đến 100 cây số. Miệng địa đạo có cấu trúc đặc biệt, tinh vi thường lẫn trong bụi rậm gò mối, kích thước vừa vặn một người chui 30 x 40cm. Không khí có được do lổ thông hơi. Căn hầm đầu trên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Địa đạo Củ Chi được chia làm ba khu, khu trung tâm dành cho cán bộ lãnh đạo cao cấp, khu bên phải là hầm  văn phòng và hầm hội họp, khu bên trái là nơi đóng quân của đội bảo vệ.
Trong địa đạo còn có các hầm rộng dùng để sinh hoạt, ngủ, nghỉ, dự trữ lương thực vũ khí, có bếp Hoàng Cầm, hầm chỉ huy, giải trí, xem văn nghệ. Cuộc sống ở địa đạo vô cùng gian khổ, thiếu nước sinh hoạt nên việc vệ sinh rất kém khiến nhiều chiến sĩ mắc nhiều căn bệnh ngoài da, vấn đề lương thực vẫn luôn là nhu cầu quan trọng trong kháng chiến. Nhưng không vì thế mà bị khuất phục các chiến sĩ đã cố gắng hết sức mình làm nhiệm vụ dù gặp sức kháng cự quyết liệt của địch. Ta thấy rõ rằng đất nước Việt rất nhỏ bé, nhỏ đến nỗi trước kia không có tên trên bản đồ thế giới, diện tích nhỏ bé, con người nhỏ bé nhưng tâm hồn của họ chưa bao giờ nhỏ cả, họ đã đánh đổ cả xe tăng, đại bát tối tân của bọn cường quốc. Bằng chứng là mảnh đất Củ Chi nhỏ bé đã làm nên lịch sử. Đất nước Việt Nam nhỏ bé đã thắng lợi, đã làm nên tiếng vang lớn “lừng lẩy năm châu, chấn động địa cầu”. Quả thật, lạc vào đường cùng ắc có lối ra, lối ra đó chính là con đường địa đạo, con đường huyết mạch nối hòa bình đến nhân dân. Địa đạo Củ Chi xứng đáng với danh hiệu “đất thép thành đồng”, một vùng đất nghèo khó đã nuôi những anh hùng và mảnh đất ấy đã thấm máu đào của sự hi sinh gian khổ.
Trải qua bao cuộc chiến với bao mất mát giờ đây vùng đất Củ Chi đã được bao phủ bởi màu xanh của tương lai tươi đẹp.Với lòng biết ơn chân thành của Đảng và nhà nước trước sự hy sinh của bao thế hệ mà khu đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược-Củ Chi đã được xây dựng.trong quần thể của khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi. Khu đền tưởng niệm liệt sĩ Bền Dược không chỉ là nơi lưu danh của hàng ngàn liệt sĩ đã ngã xuông mà còn là nơi để các thế hệ trẻ bày tỏ lòng biết ơn, tôn kính của mình với cha ông ta ngày trước .Có thể nói đây là một quần thể công trình không những có giá trị lịch sử mà còn mang giá trị nhân văn và nghệ thuật. Nơi đây còn có nhiều câu thơ, câu đối mang nhiều ý nghĩa thật sâu sắc. Vừa bước vào cổng tam quan, ta sẽ được bắt gặp câu đối của nhà thơ Bảo Định Giang được khắc trên các thân cột:
Trải tấm lòng son vì đất nước,
Đem dòng máu đỏ giữ quê hương
Lòng biết công ơn nhang thơm một nén
Đời còn bóng dáng sao sáng ngàn năm

Khi nhắc đến khu đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược – Củ Chi thì không thể không nhắc đến  “Nhà Văn Bia” được đặt giữa khu đền. Trên tấm bia đá đã được gọt đẻo từ một khối đá nặng 18 tấn ở núi Ngũ Hành Sơn, có một bài văn được khắc vào bia đá với tựa: “ Đời đời ghi nhớ”, được viết theo thể văn biền ngẫu của nhà thơ Viễn Phương. Bài văn bia này còn là bản anh hùng ca bất hủ, thể hiện hồn thiêng sông núi, hồn thiêng của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt gây ấn tượng nhất là những câu thơ:
Chiến thắng lớn từ hy sinh to lớn.
Ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường?
Con của mẹ ra đi không bao giờ trở lại, mẹ khóc mỗi hoàng hôn...chim bay về núi tối rồi.
Thật lắng đọng với những cảm xúc nghẹn ngào, hoài cổ nhưng hùng hồn của một bài văn bia. Khi bước vào ngôi đền chính, ta còn thấy thương cảm hơn trước không khí trang nghiêm bao trùm bởi bốn vách tường ghi dày đặc tên các anh hùng liệt sĩ, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã anh dũng hy sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp dân tộc, với 44.379 bia anh hùng liệt sĩ được tạc tại gian chính điện cùng phối thờ.Với những con số dày đặc trên, thật ra, tên tuổi chưa thống kê còn chênh lệch quá lớn, bởi số lượng liệt sĩ chưa tìm được vẫn còn nhiều:
“ Các vách tường đặc kín những dòng tên
Nghĩa là các anh chưa về đủ mặt
Con số vạn nằm trong lòng đất
Mênh mông tản mác những sư đoàn.”

Bước tiếp về phía cánh tả của đền chính, giữa sắc đỏ dịu của hoa Trúc Đào, sắc xanh tươi mát của những bãi cỏ là một ngôi Tháp chín tầng, đó như một biểu tượng của ý chí vươn lên, khó khăn nhưng bất khuất của những người con khói lửa hoa hồng. Đặc biệt, phía sau khu đền còn có một tượng đài mang tên “giọt nước mắt”. Lấy hình tượng một ngôi tháp nằm giữa hồ nước xanh mát với đôi bàn tay gầy guộc nâng lấy giọt nước mắt hứng trọn ánh mặt trời ấm áp.Giọt nước mắt phải chăng là giọt nước mắt của người mẹ già “ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ…”
Quả thật Đảng và nhà nước cho xây dựng khu đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược này là rất đúng đắn. Hằng năm nơi đây có rất nhiều người đến để dâng hoa, thắp hương tưởng niệm, các thanh niên tìm về đây để làm lễ kết nạp Đoàn. Điều này sẽ làm cho hương hồn của các liệt sĩ được bình yên và ấm áp hơn. Ngoài ra nơi đây còn có thể tái hiện lại lịch sử của dân tộc ta bằng các hiện vật được trưng bày, phim tài liệu, đặc biệt là Bức tranh gốm trên tường mặt ngoài của đền Bến Dược. Tác phẩm được xem là bức tranh gốm lớn nhất Việt Nam, thể hiện qua ba bức tranh tường hoành tráng, ca ngợi lịch sử khai phá, xây dựng và bảo vệ vùng đất Sài Gòn – Gia Định từ xưa đến ngày đại thắng mùa xuân 1975. Qua đó, các lớp thế hệ trẻ chúng tôi ý thức được sự hy sinh lớn lao của các vị anh hùng Liệt sĩ từ đó phát huy truyền thống yêu nước và bảo vệ đất nước ta ngày càng phát triển đi lên.
Từ một vùng đất khô cằn, già cỗi với lổ chổ những hố bom, Củ Chi ngày nay không ngừng vun đắp để có thể vươn mình, xứng danh là “ Đất Thép Thành Đồng”.
Khu di tích Đền tưởng niệm Bến Dược và Địa đạo Củ Chi là một niềm tự hào của bao người dân đất thép thành đồng. Đây quả thật là một vùng đất lịch sử hào hùng của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhớ những mẹ Việt Nam anh hùng; những liệt sĩ và biết bao đồng bào đã ngã xuống để cho đất nở hoa hôm nay. Vì thế, chúng ta hãy sống, làm việc thật tốt để xứng đáng là người con của Củ Chi đất lửa hoa hồng. Là thanh niên chúng tôi sẽ cố gắng giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, chăm chỉ, cần cù, dũng cảm xây dựng đất nước nói chung, Củ Chi nói riêng và sẽ không còn nghe tiếng bom đạn mà chỉ toàn những tiếng cười của hạnh phúc.
Con cháu của những người con anh dũng, trung kiên hãy luôn tự hào và phát huy nền văn hiến có tự lâu đời, càng tự hào hơn khi nghĩ đến con người và chiến tích ngày xưa đó. Nếu như ai chưa từng đến Củ Chi thì xin hãy một lần và một lần ghé thăm vùng đất mới Củ Chi, nơi có những người con anh dũng, hãy đến An Nhơn, về An Phú, qua Phú Mỹ Hưng thăm đền Bến Dược  để cùng nhau hồi tưởng lại kí ức hôm nào trên mảnh đất thép thành đồng có vô vàn gương trung kiên, sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc...

15/11/11

Giới thiệu sách "THẦY LÀ TẤT CẢ "

Thầy là tất cả / Earl V. Paullias, James D. Young ; Trương Thị Ngọc Thanh biên dịch. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Trẻ, 1997. - 144tr ; 19cm
Từ bao đời nay “Truyền thống tôn sư trọng đạo” là một trong những truyền thống cao quý của dân tộc ta qua đó cùng với sự mong muốn các thế hệ tiếp theo có thể tìm thấy từ đây những tấm gương, những bài học ứng xử tốt đẹp trong và ngoài môi trường sư phạm. “Vì lợi ích mười năm ta trồng cây. Vì lợi ích trăm năm ta trồng người”. (Hồ Chí Minh)
Truyền thống tôn sư trọng đạo là giữ gìn và tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp giữa Thầy và trò, phát huy mối quan hệ cộng đồng, trách nhiệm của gia đình nhà trường và xã hội, để tạo ra những lớp công dân mới là những nhân tài vừa có tài, vừa có đức, có ích cho nước nhà.
Thư viện huyện Củ Chi trân trọng giới thiệu cuốn sách “Thầy là tất cả” đến với bạn đọc, để thấy rõ hơn sự vĩ đại của nghề giáo, một nghề mà không có nó thì không thể có sự phát triển của xã hội và xem như là một món quà nhỏ gửi tặng các thầy, cô nhân ngày “Nhà giáo Việt Nam” 20 – 11.

Hái lộc đầu năm

Hái lộc đầu năm

Lưu trữ Blog