THƯ VIỆN HUYỆN CỦ CHI

THƯ VIỆN HUYỆN CỦ CHI
Thí sinh tham gia hội thi "giới thiệu sách năm 2011"
Powered By Blogger

30/10/10

Almanach những nền văn minh Thế giới

Đúng như tên gọi của nó, Almanach những nền văn minh Thế giới là một công trình tri thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực: tự nhiên và xã hội thuộc nhiều bình diện và đa phương của nền văn hóa – văn minh nhân loại. Về mặt không gian và thời gian nó gồm 5000 năm lịch sử: từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai trên khắp các châu lục. Chỉ riêng các nền văn minh cổ, tập sách đã giới thiệu tám trung tâm văn minh lớn của loài người. Đó là: Ai Cập – Hy Lạp – La Mã – Tây Á - Ấn Độ - Trung Quốc – Maya ở Trung Mỹ - Andes ở Nam Mỹ và một số nền văn minh hiện đại khác. Đấy là chưa kể gần 400 di sản của hơn 100 nước đã được Ủy ban Unesco công nhận là di sản Thế giới. Với dung lượng kiến thức đồ sộ, phong phú đa dạng ấy, tập sách được bố cục thành ba phần đại mục:

Phần thứ nhất: Lịch, biên niên lịch sử sự kiện, nhân vật và nền văn hóa cổ thần bí Đông – Tây Phương kỳ diệu.

Phần thứ hai: Những nền văn minh nhân loại – Di sản văn hóa, đất nước con người và các phong tục kỳ thú trên thế giới.

Phần thứ ba: Khoa học – Kỹ thuật với nền văn minh nhân loại và dự báo nền văn minh thế kỷ XXI.

… Cuối cùng có thể nói tập Almanach những nền văn minh thế giới là một “Thư viện” thu nhỏ, tập hợp lại các tinh hoa tinh túy nhất của loài người trong lịch sử tiến hóa.

Thư viện Củ Chi trân trọng giới thiệu  đến bạn đọc.

22/10/10

THƯ VIỆN XÃ THÁI MỸ HUYỆN CỦ CHI MỘT ĐIỂN HÌNH THƯ VIỆN NÔNG THÔN MỚI

Xã Thái Mỹ nằm về hướng tây nam huyện Củ Chi, cách trung tâm thành phố 45km, là xã tiếp giáp với tỉnh Long An và huyện Trảng Bàng Tây Ninh. Xã Thái Mỹ có diện tích 2414ha, với 11710 nhân khẩu, có 7 ấp và 74 tổ nhân dân. Một xã nông thôn ngoại thành, người dân ở đây chuyên sống bằng nghề nông nghiệp và nghề thủ công truyền thống đan lát mây, tre lá xuất khẩu. Được nhà nước phong tặng 2 danh hiệu anh hùng. “Anh hùng lực lượng vũ trang trong thời kỳ kháng chiến” và anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. Đây là xã đầu tiên của thành phố Hồ Chí Minh được xét công nhận xã Văn Hóa. là một xã còn giữ được những nét đẹp của một làng quê chưa bị đô thị hóa. Thái Mỹ còn thành lập được nhà Văn hóa trị giá trên 5 tỷ đồng, trong đó không thể không nói đến Thư viện.  Đây là nơi diễn ra sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí và đặc biệt nhất, là nơi người dân được đọc sách báo miễn phí. Tất cả là nhờ vào sự khai sinh của thư viện xã - nơi được coi là "kho tàng tri thức " của cả một vùng quê.
Thư Viện xã Thái Mỹ được thành lập vào năm 2007, một điều chắc chắn quí khách đến đây không khỏi ngạc nhiên bởi không khí tấp nập của người già và trẻ em, rất quan tâm đến chuyện đọc sách, báo để có thêm vốn hiểu biết, thông tin về xã hội có cụ ông chăm chú đọc sách, cụ bà đọc báo còn các cháu thiếu nhi say sưa xem truyện…
Thư viện có diện tích 80m2, được trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị phục vụ như kệ, bàn ghế dành cho bạn đọc. Khi mới hình thành Thư viện chỉ với vài trăm quyển sách, nếu ở thành phố chỉ đủ gọi là một tủ sách gia đình. Tuy nhiên, chừng đó đối với các em nhỏ ở Thái Mỹ là cả một kho kiến thức vô giá. Nhưng chính từ thư viện thu nhỏ đó lại đang hoạt động và mang lại nhiều thiết thực. với phương châm "Sách là tri thức” Ban chủ nhiệm nhà văn hóa Thái Mỹ bắt đầu vận động thêm bà con quyên góp sách vào thư viện. Ban chủ nhiệm cùng các bác cán bộ hưu trí, các cán bộ đoàn thành lập một "đội tuyên truyền" đến từng nhà gặp gỡ, kêu gọi sự hảo tâm và nói về lợi ích của việc xây dựng thư viện xã. Nhận thức được tầm quan trọng khi xây dựng thư viện cho mọi người,  UBND xã Thái Mỹ Ban chủ nhiệm nhà văn hoá, cán bộ đoàn thanh niên, chi hội phụ nữ liền góp công, góp sức vận động và quyên góp  mua sắm bàn ghế, tủ đựng sách. Các bác Hưu trí như những con ong chăm chỉ, Vận động bà con nhân dân quyên góp sách, kể cả cũ lẫn mới để làm giàu thư viện. Có bác còn nghĩ ra cách, nhờ con cái viết thư, gửi bà con là dân xã Thái Mỹ  đang sinh sống ở khắp nơi, có sách thì gửi về". Tấm lòng của Ban chủ nhiệm và các bác cán bộ hưu trí đã được nhân dân ủng hộ. Có người tặng cả trăm cuốn, có thầy giáo góp trăm số báo, có em nhỏ đã góp vào thư viện số truyện tranh mà mình phải nhịn ăn sáng mới mua được. Thư viện có gần 5 nghìn cuốn sách 5 loại báo, tạp chí. với mong ước "mang văn hóa đọc về xã", giúp bà con mở mang kiến thức. Năm 2007, thư viện xã Thái Mỹ có trụ sở mới, khang trang đã thu hút rất nhiều người trong xã, ngoài xã đến mượn sách, nhất là các em học sinh. Điều mà chúng tôi có thể khẳng định, từ ngày có thư viện, nhân dân xã Thái Mỹ yêu đọc sách nâng cao kiến thức, trẻ em ham học hơn, tỉ lệ đỗ vào các trường đại học cao hơn trước nhiều. Thói hư tật xấu cũng vì thế mà giảm, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng cao trở thành xã không có tội phạm, mại dâm và ma túy.
Từ năm 2004 đến nay năm nào xã Thái Mỹ cũng được tặng danh hiệu xã văn hóa. Năm 2009, toàn xã có trên 500 học sinh giỏi các cấp, trong đó có 1 em đoạt giải quốc gia, 22 em thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Khi chưa có các tủ sách, thư viện thì những ngày nghỉ, ngày hè của các em học sinh thường là những buổi đá banh, tắm sông,... Nhưng từ khi thư viện ra đời các em học sinh hay đến thư viện tìm sách đọc nhằm bổ trợ kiến thức cho việc học cũng như vui chơi giải trí. Thư viện xã Thái Mỹ giờ được nhiều người biết đến, khách nhiều nơi về tham khảo mô hình. Ý nghĩa của thư viện xã, của văn hóa đọc đã rõ. Những người làm công tác Thư Viện chúng tôi  mong ước, mỗi một làng, xã trên đất nước ta, có một thư viện. Có như thế, đời sống văn hóa được nâng cao, đời sống kinh tế cũng được phát triển Những thư viện ở những làng quê là mô hình mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Thư viện Thái Mỹ không chỉ là nơi để các em học sinh rèn luyện kiến thức ngoài nhà trường mà còn là chỗ để bà con nông dân tìm hiểu các loại sách về những kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi…giúp ích trong cuộc sống hằng ngày. nhưng Với chừng đó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các em dù hằng năm xã cũng đã đầu tư cho thư viện  vì số lượng và nhu cầu các em đến tìm đọc ngày một tăng lên, trung bình hàng ngày Thư viện đón nhận 55 đến 80 lượt bạn đọc đến với Thư Viện. Trong hội nghị tổng kết 5 năm hoạt động của hệ thống Thư viện công cộng từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 7 năm 2010. do Bộ Văn hóa thông tin và Du lịch tổ chức. Thư viện xã Thái Mỹ được vinh dự chọn báo cáo điển hình cho hệ thống Thư viện phường, xã của TP.HCM
Thiết nghĩ thư viện ở những làng quê như chúng tôi là một mô hình cần được quan tâm và đầu tư, nhân rộng hơn nữa. Vì chính những tủ sách, thư viện bé nhỏ đó là những kho kiến thức vô giá để chắp cánh cho những ước mơ…
                                                                                   

THE LAST WISHES OF ALEXANDER THE GREAT

Những ý nguyện cuối cùng của ngài Alexander Đại Đế khi sắp chết. Ngài Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình đến để truyền đạt ba ý nguyện cuối cùng của mình. Ngài phán rằng:
1 - Quan tài của ngài phải được khiêng đi bởi chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất của thời đó.
2 - Tất cả các báu vật của ngài (vàng, bạc, châu báu, ...) phải được rải dọc theo con đường dẫn đến ngôi mộ của ngài, và ... 
3 - Đôi bàn tay của ngài phải được để lắc lư, đong đưa trên không, thò ra khỏi quan tài để cho mọi người đều thấy. Một vị cận thần của ngài, rất đổi ngạc nhiên về những điều yêu cầu kỳ lạ này, và đã hỏi ngài Alexander lý do tại sao ngài lại muốn như thế.
Ngài Alexander đã giải thích như sau:
1 - Ta muốn chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất phải khiêng quan tài của ta để cho mọi người thấy rằng một khi phải đối mặt với cái chết, thì chính họ (là những người tài giỏi nhất) cũng không có tài nào để cứu chữa.
2 - Ta muốn châu báu của ta được vung vãi trên mặt đất để cho mọi người thấy rằng của cải, tài sản mà ta gom góp được ở trên thế gian này, sẽ mãi mãi ở lại trên thế gian này (một khi ta nhắm mắt xuôi tay từ giả cỏi đời). 3 - Ta muốn bàn tay của ta đong đưa trên không, để cho mọi người thấy rằng chúng ta đến với thế giới này với hai bàn tay trắng và khi rời khỏi thế giới này chúng ta cũng chỉ có hai bàn tay trắng. Đến cuối cuộc đời, chúng ta sẽ nghiệm ra rằng, kho tàng quý giá nhất trên cuộc đời này là: thời gian

Người Đảng viên gương mẫu giỏi việc nước đảm việc nhà

Nếu ai đã từng một lần nghe bài hát thiếu nhi “Nét vẽ xanh”, bài hát truyền thống của hội thi vẽ tranh thiếu nhi tại thành phố Hồ Chí Minh suốt 13 năm qua, sẽ cảm nhận những ca từ trong bài hát thật đáng yêu, gần gũi, “cầm cây cọ nhỏ, em vẽ ông mặt trời, vẽ bông hoa tươi rung rinh cười trong nắng, vẽ con chim nhỏ líu lo hót trên cành, em vẽ dòng sông xanh lóng lánh in mây trời…”. Chắc rằng sẽ hết sức ngạc nhiên bởi người sáng tác nội dung bài hát lại chính là chị Hà Kim Dung – một cán bộ mạng lưới thư viện. Chị vừa là nhà thơ trong tập san Thông tin & Thư viện phía Nam, vừa là người dẫn chương trình trong các buổi hội nghị, hội thi, hội diễn, một người luôn dang rộng vòng tay nhân ái đến với các em nhỏ mồ côi, khuyết tật ở các mái ấm, và hơn cả là người cán bộ thư viện đấy nhiêt huyết, tận tụy với công việc, năng động, tháo vát và luôn được xem như một hình ảnh mực thước trong môi trường thư viện, nơi truyền bá tri thức của nhân loại đến với mọi người.
Nhắc đến Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, không thể không nói đến chị Hà Kim Dung - người cán bộ thư viện. Qua những công việc thầm lặng của mình, chị đã thể hiện một tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, được khen tặng danh hiệu “giỏi việc nước, đảm việc nhà” mà chúng tôi, những người trẻ tuổi phải noi gương và học hỏi.
Với cương vị trưởng phòng, cùng với 4 nhân viên, đảm đương một khối lượng công việc khá lớn: Quản lý các mặt hoạt động của 24 thư viện quận huyện, tiếp sức với phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, tuyên truyền văn hóa đọc cho người dân vùng sâu vùng xa, tổ chức sân chơi cho thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh nhằm củng cố và tạo thói quen đọc sách cho các em, phục vụ thư viện lưu động số đến các vùng ngoại thành để xóa đói thông tin, xóa mù công nghệ… Quả thật là một công việc đòi hỏi người cán bộ vừa có nhiệt tình say mê, vừa có phong cách làm việc khoa học, vừa có mối quan hệ tốt với các đơn vị phối hợp để công việc được tiến hành thuận lợi… Những ngày nghỉ cuối tuần, khi mọi người bận rộn với gia đình, thì chị lại luôn có mặt trong các buổi tập huấn chuyên môn cho cơ sở, tham gia chấm thi, tham dự các buổi hội thi thiếu nhi cấp cơ sở… Nhìn cách làm việc và theo dõi lịch công tác của chị mới thấy hết được lòng say mê công việc của chị. “Làm việc gì cũng phải tỉ mỉ, cẩn thận, đâu ra đấy, đặc biệt đối
Sáng tác
với đàn em cần phải tận tình chỉ bảo, có như thế công việc mới đạt kết quả cao” - chị tâm sự. Quả thật, với đội ngũ nhân viên phòng mạng lưới, vừa ít lại vừa non trẻ về tuổi đời, tuổi nghề, nên một mình chị gần như phải đảm đương tất cả công việc của phòng để kế hoạch công tác được hoàn thành .
Với gương mặt hiền lành, tính tình hòa nhã, chị luôn tạo được thiện cảm với những người lần đầu tiếp xúc. Sinh ra và lớn lên ở vùng quê sông nước Vĩnh Long, chị đã có hơn 10 năm làm giáo viên Khoa Văn tại trường Cao đẳng Sư phạm, thế nhưng cô giáo Hà Kim Dung lại bén duyên với ngành thư viện và từ hơn 20 năm trôi qua, chị trở thành cầu nối đưa tri thức của nhân loại đến với mọi người.
Ảnh: Chị Hà Dung tại Hội thi vẽ tranh thiếu nhi huyện Cần Giờ
Những năm đầu về công tác tại Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh (1991) chị đảm nhiệm công việc phục vụ phòng nghe nhìn. Lúc đó cuộc sống còn nhiều khó khăn, chị vừa lo cho gia đình, vừa đi học thêm ngoại ngữ, tin học. Chị nói “nếu chỉ dừng lại với những gì mình đã có - một bằng cấp sư phạm, thì dần dần mình sẽ bị thua sút lớp đàn em thôi”… Bao nhiêu năm công tác trong ngành thư viện, là bấy nhiêu sự phấn đấu để chị khẳng định khả năng của chính mình. Chị luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, biết tìm tòi vận dụng những sáng kiến, kinh nghiệm, sắp xếp công việc một cách khoa học để hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất. Tích cực tham mưu với lãnh đạo về công tác mạng lưới, tổ chức thành công các Hội thi thiếu nhi, tạo sân chơi lành mạnh và bổ ích cho các em (như các hội thi Đố Em, Kể chuyện sách và Nét vẽ Xanh).
Trong quá trình công tác, chị đã đóng góp cho ngành thư viện các giải pháp hữu ích, góp phần cho việc tiết kiệm ngân sách như vận động tài trợ cho các hội thi thiếu nhi. Trong tình hình kinh phí bổ sung tài liệu của các quận huyện gặp nhiều khó khăn, có những nơi một năm không
Thông tin & Thư viện Phía Nam Số 29/2010
Sáng tác
Thông tin & Thư viện Phía Nam Số 29/2010
có kinh phí để bổ sung sách, chị đã đi từng nhà xuất bản, từng nhà sách, từng doanh nghiệp xin hỗ trợ tài liệu để thành lập kho sách lưu động luân chuyển đến 24 thư viện quận huyện, trường học, xây dựng các phòng đọc sách cho bộ đội biên phòng, nhà mở, trường mồ côi… Có thể nói 17 bưu điện Văn hóa huyện Củ chi, các phường, xã văn hóa, ấp, khu phố văn hóa của thành phố Hồ Chí Minh hàng năm đều nhận sách luân chuyển từ kho sách mạng lưới này. Từ hiệu quả công việc, Ban Giám đốc Thư viện Khoa học Tổng hợp đã cấp thêm kinh phí bổ sung tài liệu để tạo điều kiện cho kho sách mạng lưới hoạt động đạt hiệu quả hơn.
Chị Thanh Hương - Trưởng thư viện quận Phú Nhuận, tổ trưởng tổ mạng lưới đã có nhận xét: “Chị Hà Kim Dung là một trong những cán bộ công tác khá lâu ở phòng Mạng lưới Thư viện Khoa học Tổng hợp. Phải nói chị là người có đức tính rất cần cù, chịu khó, vui vẻ, hòa đồng với tất cả mọi người, không ngại khổ, ngại khó, hết lòng với công việc. Có thể nói 24 Phụ trách Thư viện quận huyện đều ngợi khen về tính năng động, sáng tạo không biết mệt mỏi ở chị”.
Riêng đối với lĩnh vực công nghệ thông tin, ngoại ngữ thì chị là một trong những người chịu khó học tập, để giúp cho các thư viện quận huyện đẩy mạnh hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, cũng như trao đổi liên thông giữa các thư viện với nhau nhằm tiết kiệm ngân sách bổ sung. Để đáp ứng nhu cầu công việc, bản thân chị luôn ý thức tự học tập, nghiên cứu tài liệu qua sách báo, internet để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, lý luận chính trị để phục vụ tốt cho công việc. Chị luôn tích cực tham gia đóng góp ý kiến cũng như lắng nghe ý kiến đóng góp của tập thể nhằm hoàn thiện bản thân, chị luôn ý thức xây dựng mạng lưới thư viện trên tinh thần đoàn kết, chia sẻ.
Chị Kim Hoa, Trưởng thư viện quận Bình Thạnh nhận xét: “Chị Dung là người luôn có ý thức giữ gìn mối đoàn kết, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, thể hiện được tinh thần trách nhiệm với công việc, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, gương mẫu từ lời nói đến việc làm”
Chính nhờ sự quản lý có trách nhiệm của chị, trong những năm qua, đa số các thư viện quận huyện đã ứng dụng công nghệ thông tin, đạt được những thành quả tốt. Các kết quả đạt được càng tăng thêm uy tín, chất lượng quản lý của phòng Mạng lưới nói riêng và Thư viện Khoa học Tổng hợp nói chung.

Hái lộc đầu năm

Hái lộc đầu năm

Lưu trữ Blog