THƯ VIỆN HUYỆN CỦ CHI

THƯ VIỆN HUYỆN CỦ CHI
Thí sinh tham gia hội thi "giới thiệu sách năm 2011"
Powered By Blogger

30/5/10

10 ĐIỀU VỀ CÔNG NGHỆ NGƯỜI QUẢN LÝ THƯ VIỆN NÊN BIẾT

Mười điều về công nghệ mà người quản lý thư viện nên biết

technologyKhông quá lời khi nói rằng những người làm công tác quản lý thư viện có xu hướng không nắm rõ nhiều điều về công nghệ. Cần có một tập hợp các kỹ năng khác nhau để điều hành cơ quan, nhưng những kỹ năng đó thường không gắn với kiến thức và kinh nghiệm về kỹ thuật.Nhưng người quản lý cần biết một số điều cụ thể về công nghệ để làm tốt công việc của họ, và dưới đây là danh sách những điều đó

1. Công nghệ không quá khó như bạn nghĩ. Ít nhất là so sánh với những năm gần đây thì quả thật là như vậy. Bất kỳ một chuyên viên công nghệ thư viện với năng lực vừa phải đều có thể biến một máy chủ (server) mới tinh thành một web site mới với đầy đủ tính năng chỉ trong 1 ngày. Và với những dịch vụ như Elastic Compute Cloud (EC2) của Amaron, thậm chí bạn không cần phần cứng mà vẫn có thể thiết lập website và cũng sẽ không mất nhiều thời gian để vận hành nó. Bạn hoàn toàn có thể đi từ cái không có gì đến một hệ thống LAMP đầy đủ chức năng (hệ điều hành, dịch vụ web, cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ lập trình), cũng như một số hệ quản trị nội dung miễn phí (như Drupal) trong vòng không đến 1 ngày. Rõ ràng, có một vài điều là khá mất thời gian và phức tạp (ví như phải viết phần mềm từ đầu), nhưng ngày nay cũng có nhiều dịch vụ cơ bản là khá đơn giản và nhanh.

2. Công nghệ đã trở nên dễ dàng hơn bất cứ lúc nào. Tôi nhớ thời điểm cách đây không lâu khi cài đặt phần mềm trên hệ thống Unix, thật là vô cùng mệt mỏi. Bạn cần tải phần mềm về, sau đó cấu hình nó, rồi cuối cùng là biên soạn để chạy nó. Và nếu như ban chưa cài đặt các phần mềm bổ trợ cần thiết (các ứng dụng khác mà ứng dụng đó cần để chạy), thì bạn phải làm việc đó trước. Hiện nay, việc cài đặt các ứng dụng và những phần mềm bổ trợ đó có thể đơn giản như câu lệnh một-dòng (ví dụ: "sudo apt-get install X"). Thêm vào đó, có một số dự án dạng như Bitnami, vốn được tích hợp sẵn công nghệ tiền đóng gói, giúp bạn khởi tạo từ đầu cho đến hoàn thiện hàng loạt các ứng dụng mà không hề mất thời gian chút nào.

3. Công nghệ đã trở nên rẻ hơn bao giờ hết. Tôi đã thuê một máy chủ từ nhà cung cấp dịch vụ trong nhiều năm. Hiện nay khi tôi chứa đầy ổ dữ liệu và tôi thấy rằng tôi có thể trả số tiền tương tự cho một tháng nhưng lại được sử dụng một máy chủ với dung lượng Ram gấp đôi và ổ cứng lớn hơn 2 lần. Hãy cứ bình tĩnh, và những gì bạn có thể mua bằng một khoản tiền tương đương sẽ ngày càng hiệu quả hơn theo thời gian.

4. Tối đa hóa tính hiệu quả của những khoản đầu tư công nghệ đắt đỏ nhất của bạn. Khi công nghệ bản thân nó được định giá theo thiết bị, thì nhân viên của bạn chắc chắn là “công nghệ” đắt đỏ hơn nhiều. Vì vậy, phải chú ý vào những gì cần có để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng nguồn công nghệ đó. Điều này có nghĩa là, hãy mang đến cho họ kiến thức (thông qua đào tạo) và các nguồn lực cần thiết để họ thực hiện tốt công việc của mình. Tôi không thể tin nổi có bao nhiêu nhà quản lý đã hạn chế cung cấp phần cứng và đòi hỏi nhân viên của mình làm việc với bộ vi xử lý và RAM không đủ mạnh, trong khi đó, đây lại là phần ít tốn kém nhất của bài toán.

5. Không có gì là hoàn hảo. Cán bộ thư viện dường như rất yêu sự hoàn hảo. Chúng ta thường không muốn đưa ra công nghệ cho cộng đồng sử dụng cho tới khi khi chúng ta nghĩ nó đã hoàn hảo. Về điều này, chúng ta cần vượt qua bản thân mình. Công ty công nghệ Savvy hiểu rõ con đường dẫn đến thành công là “phát hành sớm và tái phát hành thường xuyên”. Một trong những lợi ích chính của điều này là người sử dụng của bạn có thể sớm cung cấp hồi âm về những điều mà họ thích hay không thích, và do đó trở thành dữ liệu đầu vào đặc biệt quan trọng cho sự phát triển tiếp theo. Đừng lo ngại về một nhãn hiệu “beta” hoặc “prototype”- hiện nay người dùng đã quen với điều đó, và điều này cung cấp một “vỏ bọc” cần thiết cho sự “chưa hoàn hảo”.

6. Chủ động trước thất bại: Để có được thành công, chúng ta phải không sợ thất bại. Cũng giống như việc theo đuổi sự tiến bộ thì nỗi sợ hãi sẽ làm chúng ta thất bại. Đối với những tổ chức vì sự tiến bộ, họ phải ném rất nhiều thứ vào một bức tường để có được một vài thứ sẽ dính lại. Nhưng bạn không thể biết đượcthời gian để có thể làm dính những vật đó lên tường, do vậy bạn cần thử nghiệm và để xem cái gì làm được. Điều này có nghĩa là bạn phải chuẩn bị cho một số thử nghiệm thất bại chỉ để học xem những gì bạn có thể tiếp tục.

7. Đón nhận thành công: Khó có được một sự thành công về công nghệ mà không có những nỗ lực của hàng loạt các hoạt động không phải công nghệ hỗ trợ nó. Hỗ trợ hành chính hoàn hảo đó là yếu tố thiết yếu trong việc giao tiếp trong toàn bộ tổ chức. Tính phổ biến ra cộng đồng thường quan trọng, để thong báo cho cộng đồng người sử dụng của bạn về một website hay một công cụ mới. Đừng mắc phải sai lầm là thực hiện một công nghệ tốt, nhưng lại thất bại trong việc phổ biến ra cộng đồng đúng cách.

8. Sức mạnh của mô hình: Mô hình được triển khai đơn giản của một trang web hoặc dịch vụ mới có thể giúp chứng minh một trang web hay dịch vụ có thể được phát triển đầy đủ sẽ như thế nào. Vì đa phần chúng ta cảm thấy khó khăn để tưởng tượng một trang web hoặc một dịch vụ mới qua văn bản mô tả, các mô hình có thể bắt đầu sự hiểu biết theo cách thức là một vài thứ có thể diến ra. Ngoài ra, chúng có xu hướng kết nối dễ dàng hơn và nhanh hơn, có thể cung cấp các cơ hội học tập nếu bạn quyết định hỗ trợ phát triển đầy đủ, kết quả sẽ hiệu quả hơn là những cách khác.

9. Quản lý dự án: một phần lớn của việc triển khai một công nghệ tốt là quản lý tốt dự án. Rất nhiều các dự án công nghệ không phải đơn thuần là cài đặt một ứng dụng, nó thường là một quá trình lâu dài và phức tạp đòi hỏi một kế hoạch thực hiện, một lịch trình và phối hợp giữa các cá nhân và phòng ban liên quan, Do đó, rất nhiều các dự án công nghệ đòi hỏi phải quản lý dự án tốt để thành công. Hãy nhớ rằng kỹ thuật viên giỏi nhất có thể không phải là người quản lý dự án tốt nhất – đây là lý do tại sao sử dụng các đội lại thường là chiến lược thực hiện tốt nhất cho bất kỳ dù là các dự án nhỏ nhất.

10. Chính sách công nghệ: mối đe dọa lớn nhất cho bất kỳ dự án công nghệ nào đó chính là chính sách. Xét cho cùng, công nghê là phần dễ dàng. Cái khó khăn là phần con người. Đó là lý do tại sao lại cần vai trò của bạn, một nhà quản lý thư viện, người đóng vai trò quan trọng nhất trong việc triển khai bất kỳ dự án công nghệ nào. Bạn có sẵn sàng đưa các chính sách hỗ trợ đằng sau nó? Bạn có sắn sàng đầu tư nguồn lực cần thiết để đảm bảo cho sự thành công? Bạn sẽ yêu cầu toàn bộ tổ chức hỗ trợ, thúc đẩy và sử dụng trang web hoặc dịch vụ mới này?...Nếu không, đơn thuần là không bận tâm. Nếu có, chào mừng bạn đã sẵn sàng cho một dự án thành công.

Người dịch: Thanh Huyền

Nguồn: http://techessence.info/topte

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hái lộc đầu năm

Hái lộc đầu năm

Lưu trữ Blog