THƯ VIỆN HUYỆN CỦ CHI

THƯ VIỆN HUYỆN CỦ CHI
Thí sinh tham gia hội thi "giới thiệu sách năm 2011"
Powered By Blogger

18/12/10

KẾ HOẠCH HỘI THI VIẾT THƯ PHÁP VÀ VẼ TRANH XUÂN NĂM 2011

KẾ HOẠCH  HỘI THI “NÉT VẼ MÙA XUÂN” 2010

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Nhằm tạo ra một môi trường, một sân chơi bổ ích và lành mạnh cho các em học sinh, đi sâu và hiểu rõ hơn về nghệ thuật thư pháp và vẽ tranh, tiếp nối truyền thống dân tộc của ông cha ta từ thời xưa, kết hợp tư duy và cái tâm người học vẽ đi vào đời sống thực tế, tạo điều kiện để học sinh thêm sự hiểu biết, tinh thần học hỏi đối với các tiền bối đi trước, kéo gần khoảng cách giữa các bạn học sinh các trường lại gần với nhau hơn;
          Trung Tâm Văn Hóa huyện Củ Chi tổ chức hội thi “Nét vẽ mùa xuân” năm 2010 theo kế hoạch như sau:

II. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI
Tất cả các em, các cháu trong độ tuổi mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và tất cả học sinh thích vẽ tranh, yêu thư pháp.

III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC  
A.   Nội dung chủ đề:
-         Phát triển trí tưởng tượng và cảm xúc của các em “Nét vẽ mùa
xuân” thông qua việc đọc sách và cảm nhận môi trường xung quanh.
-         Gợi ý một số đề tài:
1. Những hình ảnh đáng nhớ về cuộc sống quanh em.
2. Môi trường xanh, sạch và an toàn.  .
3. Thể hiện niềm tin vào cuộc sống hòa bình, thân thiện và đoàn kết
hữu nghị giữa các dân tộc anh em và thế giới.
4. Mùa xuân trên quê hương đất nước
5.  Bác Hồ với thiếu nhi.
6. Hình ảnh về Củ Chi
B. Hình thức tổ chức:
Thể lệ cuộc thi: Gồm các loại hình : Vẽ trên giấy, Viết Thư Pháp.
+ Vẽ tranh trên giấy : thí sinh tự chọn đề tài để thể hiện, tối đa 2 bức tranh với đề tài khác nhau. Chất liệu tự do (sáp dầu, màu nước. Giấy vẽ do ban tổ chức cấp, Ban tổ chức sẽ tặng mỗi thí sinh vẽ tranh một hộp bút sáp dầu).
          + Thư pháp viết trên giấy do ban tổ chức cung cấp đề tài do thí sinh tự chọn chất liệu viết (cọ, mực… thí sinh tự túc)
+ Điền đầy đủ các thông tin vào phía sau giấy vẽ (Họ và tên, tuổi, lớp, trường, điện thoại, địa chỉ liên lạc, tên chủ đề tác phẩm.)

Tất cả thí sinh dự thi đạt giải I, II, III và khuyến khích sẽ được đặc cách dự thi nét vẽ xanh cấp thành phố không qua vòng sơ khảo.
          Thời gian đăng ký: Từ ngày 22 tháng 12 đến ngày 20/01/2011.
Thời gian thi chính thức (dự kiến): Ngày 22/01/2011(Thứ bảy) địa điểm: Nhà Truyền Thống huyện Củ Chi. (Do hội thi tổ chức ngoài trời, vì vậy các thí sinh khi tham gia hội thi cần mang theo giá vẽ)
Từ 7h30 đến 10h30 tổ chức hội thi
Từ 10 giờ 30  đến 11 giờ 30 Tổng kết và phát giải thưởng Hội thi.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban tổ chức:
Trung Tâm Văn Hóa tổ chức Thành phần gồm:
                   Ông : Nguyễn Văn Nghĩa, GĐ Trung tâm văn hóa, Trưởng ban
                   Ông: Nguyễn Văn Thâm, PGĐ Trung tâm văn hóa, Phó ban
                   Ông : Trần Văn Hồng, Cán bộ Trung tâm Văn hóa, Thành viên
2. Ban giám khảo:
          Đại diện Thư viện Khoa học Tổng hợp.
          Đại diện Trung tâm Văn hoá huyện Củ Chi
3. Phân công thực hiện:
Thư viện lên kế hoạch phát động các trường học và các đơn vị bạn.

V. KHEN THƯỞNG
Ban tổ chức sẽ trao 1 giải nhất, 1 giải nhì, một giải ba và năm giải khuyến khích cho mỗi loại hình.
Trên đây là kế hoạch hội thi “nét vẽ mùa xuân” năm 2010. Rất mong các đơn vị tạo điều kiện để các em tham gia tốt hội thi.



                                            TRUNG TÂM VĂN HÓA
                                                       Giám Đốc
                                                                                   





                                                           

8/12/10

Giới thiệu sách "Đại Việt sử ký toàn thư"

Một dân tộc có nền văn hóa lâu đời bao giờ cũng trọng thị, giữ gìn coi như thiêng liêng những di tích của nó, đặc biệt là dấu tích của những sự nghiệp anh hùng và quang vinh của ông cha, nòi giống, những gì nhắc lại những kỳ công của các bậc tiền bối trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, vì đời sống ấm no, hạnh phúc của các thế hệ đã qua. Về phương diện ấy, những cái gọi là di sản văn hóa, tuy thuộc về quá khứ của một dĩ vảng không bao giờ trở lại, nhưng nó vẫn sống bởi vì những cái chúng ta làm hôm nay, trong đời sống vật chất cũng như trong đời sống tinh thần, là tiếp tục cái hôm qua. Trong các loại di sản văn hóa của dân tộc, hiện nay chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến các loại sách cổ về đất nước và con người, về văn hóa, xã hội, nhất là về lịch sử nước ta.
Có sự mâu thuẫn lạ đời này, là dân tộc ta có một lịch sử lâu đời với một nền văn hóa độc đáo mà nhân dân ta từ bao đời, với bàn tay và khối óc của mình, đã tự xây dựng lấy, nhưng chỉ cách đây tám, chín trăm năm, mới có người Việt viết về lịch sử đất nước mình. Còn trước đó, trong các sách của người Tàu viết, chỉ thỉnh thoảng họ mới nói đến cái đất nước của một dân tộc "man di" gọi là Giao chỉ, một mảnh đất hầu như hoang vu, con người còn sống sơ khai, cần phải được "Thiên Triều" "giáo hóa".
Vì thế mà trong suốt cả một thời gian lịch sử rất dài - hai, ba nghìn năm, dân tộc Việt Nam phải liên tục đấu tranh chống họa xâm lược của nước ngoài. Chính trong cuộc đấu tranh đầy hy sinh gian khổ, nhưng anh hùng bất khuất ấy mà dân tộc ta xây dựng và phát triển nền văn hóa độc đáo và xán lạn của mình, tiêu biểu là nền văn hóa Đại Việt thời Lý, Trần, Lê.
Cho nên, rất dễ hiều, cách đây tám, chín trăm năm, khi lịch sử nước ta đi vào kỷ nguyên Đại Việt, xuất hiện những nhà sử học lớn như Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên.
Đối với thời kỳ lừng danh như thời Đại Việt, nó là cả một bản anh hùng ca, cái gì có liên quan đến nó, dẫu là một câu, một dòng chữ tự tay nhân vật đã sống hoặc đã chứng kiến những giờ phút huy hoàng viết ra, mà ta được đọc hay được nghe, đều là tiếng nói thân thiết từ ngàn xưa vọng lại, làm rung động tâm hồn của chúng ta biết bao.
Đại Việt sử ký toàn thư là một thành tựu của nền văn hóa Đại Việt. Nó là một công trình biên soạn lịch sử đồ sộ của nhiều nhà sử học nổi tiếng của nước ta, từ Lê Văn Hưu đời Trần, qua Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, đến Phạm Công Trứ, Lê Hy đời Lê.
Bộ sự được đặt cơ sở đầu tiên với Đại Việt sử ký toàn thư 30 quyền của Lê Văn Hưu, viết xong năm 1272, trong thời kỳ chiến đấu oanh liệt chống quân xâm lược Mông - Nguyên. Nó được tiếp tục với Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên thế kỷ XV, trong giai đoạn phát triển cao nhất của nền văn hóa Đại Việt, giao đoạn của vũ công chống Minh, của Đại Cáo Bình Ngô, của chủ nghĩa yêu nước hoàn chỉnh và tiên tiến của Nguyễn Trãi. Nó được hoàn thành và công bố năm 1697, biên chép lịch sử dân tộc từ buổi đầu dựng nước cho đến năm 1675.
Một công trình sử học được xây dựng trong bối cảnh lịch sử như thế hẳn mang hơi thở của thời đại, phản ánh được tương đối chính xác và đầy đủ thực tế hào hùng của đất nước. Và điều chắc chắn, nó là kho tư liệu phong phú không những cần thiết cho ngành sử học mà còn giúp ích cho nhiều ngành khoa học xã hội khác nữa.
Bộ Đại Việt sử ký toàn thư là một di sản vô giá của văn hóa dân tộc.
Xin trân trọng giới thiệu với tất cả bạn đọc, Bộ Đại Việt sử ký toàn thư được Công ty Đông A và NXB Khoa Học Xã Hội tái bản với một quyển khổ lớn 25cm x 35cm, tổng cộng hơn 1.200 trang.

Hái lộc đầu năm

Hái lộc đầu năm

Lưu trữ Blog